Cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 như thế nào?
Tôi nghe nói là ngày lễ 30/4 và 1/5 thì người lao động nghỉ việc nhưng vẫn được nhận lương có đúng không? Vậy thì cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ đó như thế nào? Tôi mới vào công ty làm được ít lâu nhưng nghe nói theo lệ của công ty thì công ty sẽ dồn tất cả các ngày lương nghỉ lễ đó và trả vào cuối năm. Nhưng giả sử tôi không làm việc đến hết năm thì công ty có trách nhiệm chi trả cho tôi khoản tiền đó hay không? Tôi cám ơn nhiều!
- Tiền lương khi người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4-1/5
- Lao động thử việc có được hưởng lương ngày nghỉ lễ không?
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày 30/4 và ngày 1/5
Căn cứ Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
“Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.”
Theo đó, trong hai ngày 30/4 và ngày 01/05; người lao động sẽ được nghỉ nhưng vẫn được hưởng nguyên tiền lương.
Thứ hai, về cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP (được sửa đổi; bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP) như sau:
“Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương
2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”
Như vậy, cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 như sau:
Tiền lương theo hợp đồng lao động / Số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động x 02 ngày
Thứ ba, về vấn đề nhận tiền lương ngày nghỉ lễ khi bạn nghỉ việc
Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP (được sửa đổi; bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP) như sau:
“Điều 14. Thời hạn thanh toán quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
3. Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ luật lao động hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ luật lao động.”
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (hoặc tối đa là 30 ngày trong trường hợp đặc biệt); công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của bạn; trong đó có cả khoản tiền nghỉ lễ mà bạn chưa nhận.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
--> Năm 2020 có được nghỉ bù sau khi đi làm vào ngày nghỉ lễ hay không?
- Các trường hợp NLĐ nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương
- Đăng ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp tại đâu?
- Trả lương cho cán bộ công đoàn không chuyên trách khi hoạt động công đoàn
- Đăng ký lại nội quy lao động theo quy định mới nhất năm 2023
- Công ty có được chuyển lao động nữ làm việc khác sau khi nghỉ thai sản?