Chấm dứt HĐLĐ với cán bộ công đoàn không chuyên trách cần lưu ý gì?
Công ty muốn chấm dứt HĐLĐ trước hạn với người lao động vì bị thiệt hại do dịch Covid-19 thì có được hay không? Nếu người lao động đó là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì khi chấm dứt HĐLĐ với người đó có cần lưu ý vấn đề gì không? Mong sớm được phản hồi! Xin cám ơn rất nhiều!
- Công ty có thể sa thải cán bộ công đoàn không chuyên trách hay không?
- Công ty cho nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động do dịch Covid-19
Mục 3 Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn về vấn đề trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 như sau:
“3. Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động; nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động; nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động”.
Bên cạnh đó, Điều 31 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;”
Như vậy, nếu do dịch bệnh Covid-19 mà công ty của bạn phải thu hẹp sản xuất; dẫn tới giảm chỗ làm việc thì có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động. Tuy nhiên, công ty cần tuân thủ quy định báo trước theo Khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012; cụ thể:
– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp người điều trị ốm đau; tai nạn lao động và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Thứ hai, chấm dứt HĐLĐ với cán bộ công đoàn không chuyên trách cần lưu ý gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 7 Điều 192 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 192. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
7. Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định”.
Như vậy:
Trong trường hợp công ty muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ với cán bộ công đoàn không chuyên trách thì cần phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết; công ty mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
--> Có được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc do dịch Covid19?
- Công ty không thanh toán tiền lương nghỉ lễ do dịch Covid
- Chế độ tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động
- Quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
- Trường hợp chấm dứt lao động khi hết hạn hợp đồng lao động?
- Công ty cho người lao động thử việc hai lần có được không?