Chuyển NLĐ làm công việc khác do dịch Covid phải thông báo trước bao lâu?
Chuyển NLĐ làm công việc khác do dịch Covid phải thông báo trước bao lâu? Theo thông tin mà em được biết thì trường hợp công ty em do dịch bệnh có chuyển NLĐ sang là công việc khác so với hợp đồng nhưng phải thông báo cho người NLĐ biết trước bao nhiêu ngày để NLĐ chuẩn bị? Trường hợp không báo trước thì có bị áp dụng chế tài xử phạt gì hay không vậy ạ? Mong hướng dẫn giải đáp thắc mắc giúp em, xin cảm ơn.
- Mức lương khi công ty chuyển NLĐ sang làm công việc khác do dịch bệnh
- Điều chuyển công việc của NLĐ do dịch Covid – 2019
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có được chuyển NLĐ làm công việc khác do dịch bệnh?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Sự cố điện, nước;
d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.”
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động sẽ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong trường hợp dịch bệnh.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Trường hợp công ty bạn do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 thì có thể chuyển NLĐ sang làm công việc khác so với hợp đồng theo quy định.
Thứ hai, chuyển NLĐ làm công việc khác do dịch Covid phải thông báo trước bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.”
Theo đó, trường hợp công ty điều chuyển công việc của người lao động do dịch bệnh thì công ty sẽ phải thông báo trước cho người lao động biết ít nhất 03 ngày làm việc theo quy định.
Thứ ba, xử phạt công ty điều chuyển công việc của NLĐ mà không báo trước
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.”
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác do dịch bệnh Covid-19 mà không thông báo cho người lao động biết trước thì sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu là cá nhân và từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu là tổ chức.
Nếu trong quá trình giải quyết gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về lao động 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Thời hạn chuyển người lao động sang làm công việc khác so với HĐLĐ
- Bồi thường chi phí đào tạo do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
- Xử lý khi doanh nghiệp vi phạm chế độ tiền lương với người lao động
- Công ty không có công đoàn thì ai lãnh đạo đình công?
- Năm 2023 chưa làm đủ 12 tháng mà nghỉ việc có được trả tiền nghỉ phép?
- Đang nghỉ thai sản có đơn phương chấm dứt HĐLĐ được không?