Có được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ không thời hạn?
Có được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ không thời hạn? Em có 1 số câu hỏi, nếu có thể mong luật sư tư vấn giúp em. Em hiện đang làm việc tại Tổng Công Ty May N theo HĐLĐ không xác định thời hạn và hiện đang làm đơn 45 ngày tại công ty để xin nghỉ việc. Theo em biết thì em chỉ cần báo trước 45 ngày là đã nghỉ việc đúng quy định pháp luật phải không ạ? Nay luật sư cho em hỏi nếu em làm đủ 45 ngày thì có được hưởng trợ cấp thôi việc tại công ty không ạ? Cho em hỏi tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn Quý Luật sư.
- NLĐ không báo trước 45 ngày thì công ty có quyền từ chối đơn xin nghỉ việc?
- Trợ cấp thôi việc khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn
Luật sư Tư vấn Luật lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thông báo 45 ngày trước khi chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 37 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Như vậy, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày mà không cần phải có lý do chấm dứt hợp đồng. Do đó, bạn báo trước 45 ngày cho công ty là đã nghỉ việc đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, có được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ không thời hạn?
Căn cứ Khoản 9 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 có quy định:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.”
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Như vậy, trường hợp bạn đã thông báo 45 ngày cho công ty nên bạn được xác định là đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật. Công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thứ ba, tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp thôi việc
Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Như vậy, khi bạn đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho công ty thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi bạn thôi việc.
Trên đây là bài viết về vấn đề Có được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ không thời hạn?
Nếu trong quá trình giải quyết gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về lao động 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Thời hạn thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động là bao lâu?
- Thỏa ước lao động tập thể có áp dụng đối với người lao động nước ngoài?
- NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người thân bị ốm đau
- Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng người giúp việc gia đình mới nhất
- Trách nhiệm của công ty khi sa thải người lao động trái pháp luật
- Đối tượng và mức đóng kinh phí công đoàn