Nội dung câu hỏi:
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Công ty tôi ký HĐLĐ thời hạn 3 năm từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2023. Công ty đã ký phụ lục hợp đồng lao động lần 1 thay đổi mức lương theo lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2022. Tôi nghe nói 7/2024 vừa rồi lại có quy định thay đổi về lương tối thiểu vùng đúng không? Lần này công ty có được ký tiếp Phụ lục hợp đồng lao động lần 2 để thay đổi mức lương tối thiểu vùng năm 2024 không? Trường hợp này công ty có phải điều chỉnh lại thang bảng lương của doanh nghiệp không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Thay đổi nội dung của hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng
- Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Quy định về tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Căn cứ Điều 2 và Khoản 1 Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.”.
“Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.”
Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024 thì Nghị định 74/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Có được ký phụ lục lao động lần 2 để sửa đổi lương tối thiểu vùng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn ký HĐLĐ thời hạn 3 năm từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2023. Công ty đã ký phụ lục hợp đồng lao động lần 1 thay đổi mức lương theo lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2022. Do đó, công ty bạn vẫn có thể ký tiếp Phụ lục hợp đồng lao động lần 2 để thay đổi mức lương tối thiểu vùng năm 2024.
Về việc điều chỉnh thang bảng lương khi tăng lương tối thiểu vùng
Căn cứ Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
“Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia”
Bên cạnh đó, Khoản 6 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) có hướng dẫn:
“Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp…”
Như vậy, bước sang năm 2024 nếu mức lương mà đơn vị bạn xây dựng trong bảng lương không phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới nêu trên thì đơn vị sẽ phải sửa đổi điều chỉnh lại thang bảng lương theo quy định.
Lưu ý: Khi thực hiện mức lương tối thiểu, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại hệ thống thang bảng lương của đơn vị theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và các chế độ trả lương trong HĐLĐ đã thỏa thuận với người lao động, thỏa ước lao động và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Trên đây là bài viết về vấn đề Có được ký phụ lục lao động lần 2 để sửa đổi lương tối thiểu vùng?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vướng mắc; bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Thủ tục điều chỉnh thang bảng lương của công ty