Có được nghỉ phép năm khi không đăng ký trước với công ty
Công ty chúng tôi chỉ cho nghỉ phép theo đúng đăng ký ngày nghỉ phép từ đầu năm với công ty, trường hợp nào công ty mà không bố trí được theo kế hoạch nghỉ phép đó thì công ty sẽ thanh toán tiền lương phép cho người lao động. Trường hợp không có đăng ký kế hoạch từ đầu năm thì người lao động không được nghỉ phép thì có đúng không ạ? Trường hợp này cũng không được thanh toán tiền lương phép năm đó thì công ty chúng tôi thực hiện đúng hay sai? Số tiền chưa nghỉ phép trong năm được tính như thế nào?
- Có được cho nhân viên nghỉ nhiều ngày phép năm trong 1 tháng?
- Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm 2023 có tính các khoản phụ cấp?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có được nghỉ phép năm khi không đăng ký trước với công ty?
Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ Luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn hoàn toàn có quyền quy định thời gian nghỉ hàng năm nhưng phải được sự đồng ý của người lao động cũng như phải thông báo cho người lao động. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nếu người lao động không đăng ký nghỉ phép năm với công ty thì sẽ không được nghỉ phép.
Pháp luật không có quy định nào yêu cầu người lao động không đăng ký nghỉ phép hằng năm với công ty thì sẽ không được nghỉ hằng năm nên việc công ty trả lời cho bạn như vậy là không đúng.
Thứ hai, thanh toán tiền ngày phép năm khi chưa nghỉ
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm thì công ty bạn sẽ phải thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ cho NLĐ.
Do đó, trường hợp bạn chưa nghỉ hằng năm mà công ty không thanh toán bằng tiền cho bạn là trái với quy định pháp luật hiện hành.
Thứ ba, cách tính tiền ngày phép năm chưa nghỉ
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thoả thuận.
2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.”
Theo đó, tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm được tính bằng: Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của toàn bộ thời gian làm việc hoặc 6 tháng liền kề trước khi NSDLĐ tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm : Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề trước thời điểm NSDLĐ tính trả x Số ngày chưa nghỉ.
Nếu có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghĩa vụ lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên
- Lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng có được nghỉ mỗi ngày 60 phút?
- Thử việc sau đó nghỉ có được hưởng phép năm không?
- Áp dụng lương tối thiểu vùng 2020 cho người lao động đã qua học nghề
- Công ty lập báo cáo tình hình sử dụng lao động có tính lao động thử việc?