Có được trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp?
Có được trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp? Chào mọi người trong tổ tư vấn pháp luật, tôi được biết là quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 đã có sự thay đổi có lợi cho NLĐ về nội dung trả lương cho NLĐ. Cụ thể trong việc phí mở tài khoản và nhận lương qua thẻ ATM sẽ do người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả đúng không ạ? Ngoài ra, trong việc trả lương hàng tháng thì người lao động cũng có thể ủy quyền cho người khác lĩnh thay được đúng không? Xin cảm ơn rất nhiều.
- NSDLĐ có phải chi trả tiền lãi khi chậm trả lương không?
- Trả lương cho NLĐ thấp hơn thang bảng lương đã đăng ký có bị phạt không?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, có được trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”
Như vậy, theo quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thì trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Thứ hai, phí mở tài khoản trả lương cho NLĐ qua thẻ ATM
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 94 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 94. Hình thức trả lương
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.”
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 96. Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản khi trả lương qua thẻ ATM. Còn Bộ luật lao động năm 2019 thì quy định rõ người sử dụng lao động sẽ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Trên đây là bài viết về vấn đề có được trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về lĩnh vực lao động bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
NLĐ có được tự ý nghỉ việc khi công ty trả lương không đúng hạn?
Công ty trả lương theo thời gian có cần xây dựng định mức lao động không?
- Có được xử lý kỷ luật hành vi không có trong nội quy lao động?
- Công ty lập báo cáo tình hình sử dụng lao động có tính lao động thử việc?
- Công ty có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người đang ốm đau?
- Hồ sơ – thủ tục đề nghị việc sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc
- Có được trả lương theo sản phẩm thấp hơn lương tối thiểu vùng?