19006172

Có phải niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động tại nơi làm việc?

Có phải niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động tại nơi làm việc?

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề doanh nghiệp tôi mới ban hành nội quy lao động, tôi có biết đến việc doanh nghiệp sẽ phải niêm yết nội dung của nội quy lao động cho NLĐ được biết. Tuy nhiên, nội quy này khá dài và có những nội dung NLĐ đã được biết thì có phải niêm yết toàn bộ nội dung hay không? Trường hợp niêm yết nhưng không đầy đủ nội dung của nội quy thì có bị xử phạt hay không? Và nội quy sẽ cs hiệu lực từ khi công ty niêm yết cho người lao động được biết đúng không ạ? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều.



niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy

Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:

Thứ nhất, có phải niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động tại nơi làm việc?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 119 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

“Điều 119. Nội quy lao động

4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.”

Như vậy, theo quy định trên thì công ty bạn sẽ phải niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc mà không phải niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động.

Thứ hai, xử phạt khi không niêm yết đầy đủ nội dung chính của nội quy lao động

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.”

Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.

Thứ ba, quy định về hiệu lực của nội quy lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau:

“Điều 122. Hiệu lực của nội quy lao động

Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Bộ luật này.”

Như vậy, theo quy định trên thì nội quy lao động sẽ có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động mà sẽ không được căn cứ vào thời điểm niêm yết nội dung của nội quy lao động cho NLĐ biết.

Trên đây là bài viết về vấn đề Có phải niêm yết toàn bộ nội dung của nội quy lao động tại nơi làm việc?

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Công ty có cần tham gia công đoàn trước khi đăng ký nội quy lao động?

luatannam