Công ty có bắt buộc phải tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho em hỏi về việc công ty có bắt buộc phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động không? Nếu không tổ chức có bị xử phạt vi phạm hành chính không vậy ạ? Và khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có bắt buộc phải có sự tham gia của người sử dụng lao động hay không? Xin cảm ơn tổng đài rất nhiều.
- Thử việc có phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động có phải lấy ý kiến của công đoàn?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, công ty có bắt buộc phải tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 150 Bộ luật lao đông năm 2012 như sau:
“Điều 150. Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.”
Như vậy, theo quy định trên thì công ty bạn sẽ phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động. Bên cạnh đó, còn phải hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của công ty.
Thứ hai, mức phạt khi không tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp nếu người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thì tùy vào số lương người lao động mà công ty vi phạm sẽ bị xử phạt tiền với mức từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định.
Thứ ba, NSDLĐ có phải tham gia khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 150 Bộ luật lao đông năm 2012 quy định như sau:
“Điều 150. Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện.”
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động sẽ phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Nếu còn vấn đề thắc mắc trong quá trình giải quyết vấn đề bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Tiền lương khi đi huấn luyện an toàn vệ sinh lao động vào ngày nghỉ
- Người lao động có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ tết?
- Thời gian học nghề có được tính để hưởng phép năm không?
- Người có quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể bên phía NSDLĐ là ai?
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề
- Bồi thường thiệt hại do sơ suất làm hư hỏng tài sản của công ty