Công ty có được sắp xếp LĐ nữ nuôi con dưới 12 tháng làm việc đến 22h?
Hiện tại con tôi đang được 7 tháng tuổi nên tôi đang trong chế độ nuôi con nhỏ. Qua tìm hiểu tôi được biết lao động nữ đang trong chế độ con nhỏ thì sẽ không phải làm đêm, thời gian làm việc bình thường sẽ được làm ban ngày. Quản lý của công ty xếp lịch làm việc cho tôi từ 15 giờ đến đến 22h. Việc xếp lịch làm việc cho tôi như vậy là đúng hay sai? Theo thông tin tôi được biết thì mỗi ngày tôi sẽ được nghỉ 1 tiếng trong thời gian làm việc đúng không ạ? Trong thời gian tôi nuôi con nhỏ mà vi phạm kỷ luật thì có bị công ty xử lý kỷ luật không? Xin tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn.
- LĐ nữ đang nuôi con nhỏ từ chối làm thêm giờ vào ban đêm được không?
- Thời gian làm việc được nghỉ với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Luật sư hỗ trợ tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, công ty có được sắp xếp LĐ nữ nuôi con dưới 12 tháng làm việc đến 22h?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định:
“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định:
“Điều 105. Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.”
Như vậy, theo quy định trên thì công ty bạn sẽ không được sử dụng lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm. Thời gian làm việc ban đêm theo quy định là từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Hiện tại con bạn đang được 7 tháng tuổi nên bạn đang trong chế độ nuôi con nhỏ. Quản lý của công ty xếp lịch làm việc cho bạn từ 15 giờ đến đến 22 giờ là phù hợp với quy định pháp luật lao động.
Thứ hai, nghỉ 60 phút trong thời gian làm việc khi nuôi con nhỏ
Căn cứ Khoản 5 Điều 155 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời gian bạn nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và được hưởng nguyên lương.
Thứ ba, trong thời gian nuôi con nhỏ có bị xử lý kỷ luật không?
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 123 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, theo quy định trên thì công ty bạn sẽ không được xử lý kỷ luật lao động đối với bạn khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Trên đây là bài viết về vấn đề Công ty có được sắp xếp LĐ nữ nuôi con dưới 12 tháng làm việc đến 22h?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Cộng dồn thời gian nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con nhỏ
- Bảo vệ quyền lợi của người lao động khi người sử dụng lao động giữ hợp đồng
- NLĐ sẽ bị chấm dứt hợp đồng nếu tự ý bỏ việc từ 5 ngày?
- Công ty có quyền khấu trừ tiền lương của NLĐ khi đi làm muộn không?
- Nghỉ hàng năm với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại
- Trách nhiệm đóng góp tài chính công đoàn của công ty và người lao động