Công ty với quy mô nhỏ có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất quy mô nhỏ nên không cần sử dụng nhiều lao động. Xin cho tôi hỏi, với tình hình thực tế của công ty như vậy, công ty có thể không thành lập công đoàn được không? Nếu như công ty chưa thành lập công đoàn thì sẽ không phải đóng kinh phí công đoàn đúng không ạ? Mức đóng kinh phí công đoàn theo quy định hiện nay là bao nhiêu? Mong tổng đài hướng dẫn trả lời giúp tôi ạ.
- Công ty không có đủ 05 đoàn viên có thể thành lập công đoàn cấp cơ sở?
- Có bị xử phạt khi không thành lập Công đoàn cơ sở không?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, công ty với quy mô nhỏ có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 189 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 189. Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.”
Và căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật công đoàn năm 2012 thì:
“Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”
Như vậy, việc tham gia công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ. Do đó, về mặt nguyên tắc thì việc thành lập công đoàn không mang tính chất bắt buộc và không phụ thuộc vào việc thành lập công ty với quy mô lớn hay nhỏ.
Thứ hai, chưa thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động”.
Như vậy, nếu thuộc đối tượng theo quy định trên thì công ty bạn sẽ phải đóng kinh phí công đoàn mà không phụ thuộc vào đã thành lập công đoàn cơ sở hay chưa.
Thứ ba, về mức đóng kinh phí công đoàn
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân”.
Như vậy, công ty bạn sẽ phải đóng kinh phí công đoàn bằng 2% tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về lao động 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
–> Doanh nghiệp cần đóng kinh phí công đoàn ở đâu?
- Giải quyết công việc cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản
- Trách nhiệm chi trả các chi phí cho việc tuyển lao động
- Hợp đồng có điều khoản cấm NLĐ tụ tập, thành lập tổ chức xã hội có trái pháp luật?
- Bị sa thải có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
- Chấm dứt hợp đồng lao động khi NLĐ không hoàn thành công việc