Đi làm lại sau thai sản có được nhận lương ngày nghỉ Lễ 30/04?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Em là người lao động đã đi làm công ty đến nay liên tục được 5 năm, em vừa mới sinh con năm ngoái. Theo quy định của Bộ luật lao động trả lời của công ty thì em sẽ được nghỉ thai sản để sinh con là 6 tháng đúng không? Thời gian em nghỉ thai sản từ 25/10/2019 thì em được nghỉ đến hết ngày 24/4/2020 sẽ phải quay lại làm việc đúng không? Vậy ngày 25/4/2020 em bắt đầu đi làm lại, làm được 5 ngày là đến lễ 30/4 -1/5. Vậy khi nhận lương em có được hưởng lương của 2 ngày lễ không ạ? (vì em đi làm có mấy ngày không đủ 1 tháng). Ngoài ra, em có được nhận tiền thưởng ngày lễ của công ty không? Mong tổng đài tư vấn giúp em với ạ, em xin cảm ơn.
- NLĐ nghỉ không lương có được hưởng lương ngày nghỉ lễ không?
- Đi làm ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 chỉ được trả nguyên lương có đúng không?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về thời gian lao động nữ được nghỉ khi sinh con
Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 157. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là người lao động đã đi làm công ty đến nay liên tục được 5 năm, bạn vừa mới sinh con năm ngoái. Theo quy định thì bạn sẽ được nghỉ thai sản để sinh con là 6 tháng, cụ thể thời gian bạn nghỉ thai sản từ 25/10/2019 thì bạn sẽ được nghỉ đến hết ngày 24/4/2020 và quay lại làm việc.
Thứ hai, đi làm lại sau thai sản có được nhận lương ngày nghỉ Lễ 30/04?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).”
Như vậy, việc bạn đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản thì sẽ hưởng lương từ người sử dụng lao động và tiền lương ngày 30/4, ngày 1/5 bạn vẫn sẽ được nhận bình thường vì đó là ngày nghỉ Lễ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012.
Thứ ba, về tiền thưởng trong thời gian nghỉ Lễ 30/4
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 103. Tiền thưởng
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”
Theo đó, việc bạn có được nhận tiền thưởng trong ngày nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 hay không còn phụ thuộc vào quy chế thưởng của công ty bạn đang làm việc.
Trên đây là bài viết về vấn đề Đi làm lại sau thai sản có được nhận lương ngày nghỉ Lễ 30/04?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Thay đổi về căn cứ tiền lương tính ngày nghỉ hằng năm, lễ, tết, nghỉ việc riêng
- Cách giải quyết khi không ký lại HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ
- Được sử dụng NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc bao nhiêu năm?
- Mức tiền lương khi làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần
- Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ thời vụ 6 tháng với NLĐ bị tai nạn?
- Chấm dứt hợp đồng lao động vì công việc quá áp lực