Định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới
Hiện nay có bắt buộc doanh nghiệp phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc không? Và tần suất thực hiện thế nào? Tôi nghe nói có quy định mới giải thích trực tiếp như thế nào là đối thoại tại nơi làm việc và cũng sẽ giảm về tần suất đối thoại đúng không? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn pháp luật lao động rất nhiều.
- Đối thoại tại nơi làm việc có bắt buộc hay không?
- Công ty không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu
Luật sư tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, hiện nay có bắt buộc doanh nghiệp phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 và Điều 65 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.
2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Điều 65. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì đối thoại tại nơi làm việc sẽ được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.
Thứ hai, định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì đối thoại tại nơi làm việc được hiểu là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2021 thì việc định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc sẽ được thực hiện một năm một lần thay vì đinh kỳ 3 tháng một lần như quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Ủy quyền cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
Ký thỏa ước lao động tập thể với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở
- Quay lại làm việc sau thai sản có được tiếp tục làm việc ở vị trí cũ không?
- Không lập sổ quản lý lao động thì công ty bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hạn báo trước khi chấm dứt thử việc là bao lâu?
- Thời hạn để doanh nghiệp gửi thỏa ước lao động tập thể
- Không thông báo cho NLĐ thuê lại biết nội quy lao động có bị phạt?