Giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu phải thông báo Sở LĐTBXH?
Em đang thắc mắc vấn đề như sau: Do công ty có thay đổi cơ cấu, công nghệ nên phải cắt giảm bớt người lao động, vậy công ty có dự định cho thôi việc khoảng 30 người lao động có được không? Xin hỏi khi cắt giảm nhân sự như vậy có phải thông báo cho Sở Lao động thương binh xã hội không? Cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều.
- Hiểu thế nào về trường hợp công ty thay đổi cơ cấu công nghệ?
- Có phải báo trước cho người lao động phải nghỉ việc vì thay đổi cơ cấu?
Dịch vụ tư vấn Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về việc thay đổi cơ cấu cho 30 NLĐ nghỉ việc
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”
Dẫn chiếu đến các trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế được quy định cụ thể tại Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
Thứ hai, giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu phải thông báo Sở LĐTBXH?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 Bộ Luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh”.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
4. Bổ sung Khoản 4 Điều 13 như sau:
“4. Việc thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 của Bộ luật lao động phải bằng văn bản với những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Tổng số lao động; số lao động phải thôi việc;
c) Lý do người lao động thôi việc;
d) Thời điểm người lao động thôi việc;
đ) Số tiền phải chi trả trợ cấp mất việc làm.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp công ty bạn thay đổi cơ cấu, công nghệ dẫn đến cho thôi việc 30 NLĐ thì phải tiến hành thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động thương binh và xã hội và đảm bảo những nội dung như trên.
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Chấm dứt hợp đồng khi thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động
Trợ cấp mất việc cho người lao động khi công ty thay đổi cơ cấu
- Có được trả sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Vừa đóng bảo hiểm vừa rút tiền một lần phải làm sao?
- Trường hợp lao động nước ngoài tại Việt Nam phải xin cấp giấy phép lao động
- Điều chuyển công việc của NLĐ do dịch Covid
- Đã nghỉ hưu có được nhận trợ cấp thôi việc nếu tiếp tục đi làm?