Hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng có bắt buộc phải lập bằng văn bản?
Hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng có bắt buộc phải lập bằng văn bản? Xin chào tổng đài tư vấn, công ty tôi muốn tuyển một người lao động vào làm việc với thời hạn dưới 3 tháng thì có phải làm hợp đồng lao động bằng văn bản đối với họ không? Trường hợp em muốn thử việc người lao động này 1 tuần thì có được không? Khi ký hợp đồng rồi thì có phải đóng các loại bảo hiểm không ạ? Và với hợp đồng này thì người đó có được kết nạp vào Công đoàn không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn rất nhiều.
- Tính tiền lương cho nhân viên làm việc theo hợp đồng thời vụ 3 tháng
- Hết hợp đồng thời vụ, người lao động được ký hợp đồng nào?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, công việc dưới 03 tháng có phải giao kết bằng văn bản
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Như vậy theo quy định trên thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản, trừ trường hợp đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn muốn tuyển một người lao động vào làm việc với thời hạn dưới 3 tháng thì có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói, mà không bắt buộc phải bằng văn bản.
Thứ hai, về thời gian thử việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Theo đó, thời gian thử việc được căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà không căn cứ vào thời hạn của hợp đồng lao động. Do đó, công ty bạn có thể thử việc người lao động với thời hạn cụ thể theo quy định trên.
Thứ ba, về vấn đề đóng bảo hiểm
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Bên cạnh đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);”
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật việc làm năm 2013 thì:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
c)Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”
Theo đó, khi công ty bạn giao kết hợp đồng lao động với thời hạn dưới 3 tháng với người lao động thì sẽ thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH, nhưng không phải đóng BHYT và BHTN.
Thứ tư, về vấn đề tham gia Công đoàn
“1. Đối tượng kết nạp vào Công đoàn Việt Nam theo quy định tại Điều 1, bao gồm:
1.1. Đối tượng kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
Người Việt Nam đang làm việc, hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Riêng cơ quan xã, phường, thị trấn còn bao gồm cả những người hưởng định xuất lương, phụ cấp đang làm việc trong cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã, phường, thị trấn.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người Việt Nam đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp có nguyện vọng gia nhập công đoàn thì được kết nạp vào nghiệp đoàn.
đ. Những người được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Lao động thời vụ dưới 3 tháng thì vẫn có quyền tham gia vào tổ chức Công đoàn.
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng, bạn vui lòng liên hệ tới Dịch vụ tư vấn về pháp luật lao động 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
->Công ty chấm dứt hợp đồng thời vụ với NLĐ có phải báo trước?