19006172

Hướng dẫn trả lương cho NLĐ bị ngừng việc do dịch Covid-19

Hướng dẫn trả lương cho NLĐ bị ngừng việc do dịch Covid-19

Hướng dẫn trả lương cho NLĐ bị ngừng việc do dịch Covid-19. Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Công ty tôi kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, do tác động của dịch bệnh Covid-19 nên đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Mà cũng không phải đối với mỗi công ty tôi mà còn nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nữa. Cho tôi hỏi là có hướng dẫn nào cụ thể về việc xác định trường hợp NLĐ được ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 không? Mức tiền lương ngừng việc của NLĐ được xác định như thế nào? Trong trường hợp công ty tôi không đảm bảo được vị trí việc làm cho NLĐ thì có thể lựa chọn những phương án giải quyết nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn rất nhiều.


Hướng dẫn trả lương cho NLĐ bị ngừng việc

Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, trường hợp NLĐ ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19

Căn cứ theo Mục 2 Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25/03/2020 hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 như sau:

2. Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như:

(i) Lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

(ii) Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

(iii) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc;

Theo đó, tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012.

Thứ hai, mức tiền lương trong thời gian tạm ngừng việc

Căn cứ Khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Như vậy, tiền lương mà doanh nghiệp sẽ phải trả cho NLĐ trong thời gian ngừng việc là mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Thứ ba, về trường hợp công ty không bố trí được việc làm cho NLĐ do dịch Covid-19

Căn cứ theo hướng dẫn mới nhất Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL thì doanh nghiệp bạn sẽ có các phương án giải quyết như sau khi doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm:

+) Doanh nghiệp có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012;

+) Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động năm 2012;

+) Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012.

Trên đây là bài viết về vấn đề Hướng dẫn trả lương cho NLĐ bị ngừng việc do dịch Covid-19.

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch Covid không?

luatannam