Khi nào doanh nghiệp phải gửi báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ gì đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động? Hàng năm có phải nộp báo cáo an toàn vệ sinh lao động không ạ? Nếu không báo cáo có bị xử phạt không? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động có phải lấy ý kiến của công đoàn?
- Công ty có bắt buộc phải tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động?
Luật sư tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ của NSDLĐ đối với công tác an toàn vệ sinh lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 138 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 138. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;
b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.”
Như vậy, pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động sẽ phải đảm bảo các nghĩa vụ về an toàn vệ sinh lao động trên.
Thứ hai, khi nào doanh nghiệp phải gửi báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 10. Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
2. Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.”
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động sẽ phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II. Báo cáo này sẽ phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau
Thứ ba, không nộp báo cáo an toàn vệ sinh lao động có bị xử phạt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 và Điều 19 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 19. Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, trường hợp NSDLĐ hằng năm không báo cáo định kỳ về tai nạn lao động sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
Nếu còn vấn đề thắc mắc trong quá trình giải quyết vấn đề bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Lao động tạp vụ có bắt buộc phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?