Một số vấn đề cần biết về sổ quản lý lao động của doanh nghiệp
Chào tổng đài tư vấn! Em muốn hỏi một số vấn đề về sổ quản lý lao động của doanh nghiệp mong được tổng đài hỗ trợ giải đáp! Không biết là sổ quản lý lao động có yêu cầu thông tin gì bắt buộc không ạ hay doanh nghiệp cứ tự soạn thảo thôi ạ? Khi làm xong thì có cần gửi đến sở ban ngành nào không? Và trong trường hợp không có thì bị phạt như thế nào ạ? Em cám ơn nhiều!
- Công ty có phải đăng ký sổ quản lý lao động hay không?
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải lập sổ quản lý lao động không?
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về các nội dung cần có đối với sổ quản lý lao động của doanh nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH thì người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:
a) Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);
b) Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
c) Bậc trình độ kỹ năng nghề;
d) Vị trí việc làm;
đ) Loại hợp đồng lao động;
e) Thời điểm bắt đầu làm việc;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
h) Tiền lương;
i) Nâng bậc, nâng lương;
k) Số ngày nghỉ trong năm, lý do;
l) Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);
m) Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
n) Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
o) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
p) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
q) Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
Thứ hai, về vấn đề nộp sổ quản lý lao động đến cơ quan Nhà nước
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH
“4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động đúng mục đích và xuất trình khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước có liên quan yêu cầu”.
Như vậy, khi lập sổ quản lý lao động thì người sử dụng lao động không có trách nhiệm phải nộp đến cơ quan Nhà nước; chỉ khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước có liên quan yêu cầu thì mới phải xuất trình.
Thứ ba, về mức phạt khi không có sổ quản lý lao động
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 và Điểm đ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.
“Điều 7. Vi phạm về tuyển, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
đ) Không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động”.
Theo đó, trường hợp không lập sổ quản lý lao động thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu là cá nhân; phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu là tổ chức.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
--> Thời hạn lập sổ quản lý lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Làm việc gần 01 năm nhưng công ty không giao kết hợp đồng có đúng không?
- Người lao động không quay lại làm việc khi hết thời gian tạm hoãn
- Nhân viên bảo vệ có được hưởng tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ?
- Công ty có cần phải lập sổ quản lý lao động không?
- Doanh nghiệp có quyền giữ sổ BHXH không trả cho NLĐ không?