Năm 2023 có phải đăng ký lại nội quy lao động sau khi sửa đổi?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi công ty tôi hiện nay đang có hơn 240 người lao động, công ty đã được thành lập và có nội quy lao động đã 5 năm rồi. Trong thời gian vừa rồi công ty có thực hiện sửa đổi nội quy lao động vậy có cần đăng ký lại nội quy lao động không? Công ty có thể làm quyết định trong đó thể hiện việc sửa đổi nội quy lao động thay cho việc đăng ký không? Nếu phải đăng ký lại thì hồ sơ như thế nào? Khi đăng ký lại thì hiệu lực của nội quy bắt đầu từ lúc nào? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Năm 2023 sửa đổi thời giờ làm việc có cần đăng ký lại nội quy lao động?
- Đăng ký lại nội quy lao động theo quy định mới nhất năm 2023
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về các trường hợp phải đăng ký lại nội quy lao động
Căn cứ tại Điều 118 Bộ luật lao động năm 2019 và Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về Nội quy lao động thì: Nội quy lao động phải đăng ký lại khi thuộc một trong 02 trường hợp sau đây:
TH01: Nhận được văn bản thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc nội quy lao động có quy định trái với pháp luật.
TH02: Sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực mà Nội quy lao động trước đó đã được đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn: Công ty bạn hiện nay đang có hơn 240 người lao động, công ty đã được thành lập và có nội quy lao động đã 5 năm rồi. Trong thời gian vừa rồi công ty có thực hiện sửa đổi nội quy lao động nên công ty bạn sẽ phải làm thủ tục đăng ký lại nội quy lao động sau khi sửa đổi.
Vì vậy, công ty bạn không thể làm quyết định thể hiện việc sửa đổi nội quy lao động để thay cho việc đăng ký lại nội quy lao động.
Thứ hai, thủ tục đăng ký lại nội quy lao động
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019; Quyết định 338/QĐ-LĐTBXH ngày 17/03/2021 quy định trình tự thủ tục đăng ký lại Nội quy lao động như sau:
1 Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
– Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu phát hiện nội quy lao động có quy định trái pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại nội quy lao động.
2 Cách thức thực hiện
Thực hiện theo một trong các hình thức sau:
– Nộp hồ sơ qua cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền);
– Nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền);
– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền).
3 Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ:
– Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
– Nội quy lao động;
– Văn bản góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
4 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên
5 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền)
6 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định
7 Phí, lệ phí: Không có
8 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
9 Yêu cầu, điều kiện: Các quy định của nội quy lao động không trái với pháp luật lao động.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn luật lao động trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Trường hợp nào không phải đăng ký nội quy lao động?
- Tiền lương khi đi huấn luyện an toàn vệ sinh lao động vào ngày nghỉ
- Công ty không lập thỏa ước lao động tập thể có bị xử phạt?
- Tính số ngày nghỉ phép năm khi NLĐ làm việc chưa đủ tháng
- Có cần bồi thường khi chấm dứt hợp đồng thử việc hay không?
- Phép năm có được tăng theo thâm niên làm việc khi chuyển công ty?