Năm 2021 NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào?
Năm 2021 NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào? Xin chào tổng đài tư vấn, theo tôi được biết thì Bộ luật lao động mới nhất hiện tại đã có nhiều thay đổi, vậy thì cho em hỏi bây giờ khi nghỉ việc những trường hợp nào thì NLĐ sẽ được nhận tiền trợ cấp thôi việc ạ? Dựa trên mức tiền lương nào để tính tiền trợ cấp thôi việc vậy ạ? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Công ty có phải trả trợ cấp thôi việc cho thời gian NLĐ nghỉ thai sản?
- Mức lương bình quân để tính trợ cấp thôi việc dựa vào thời gian nào?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Năm 2021 NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, năm 2021 NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ Luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.”
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019 thì khi nghỉ việc NLĐ sẽ được hưởng tiền trơ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+) Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động năm 2019;
+) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
+) Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+) Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
+) Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
+) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019;
+) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019;
Thứ hai, Dựa trên mức tiền lương nào để tính tiền trợ cấp thôi việc?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 Bộ Luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 46. Trợ cấp thôi việc
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.”
Dẫn chiếu đến quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
“5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.”
Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Trên đây là bài viết về vấn đề Năm 2021 NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời hạn để công ty thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động
Cách tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Nếu còn vướng mắc về Năm 2021 NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Thời hạn điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
- Quy định về ký HĐLĐ 3 tháng sau khi hết hạn hợp đồng 1 năm
- Năm 2023 công ty không ký hợp đồng lao động bị xử phạt thế nào?
- Bên thuê lại lao động có được quyền sa thải người lao động hay không?
- Nội dung cơ bản của thông báo về nhu cầu tuyển lao động