19006172

Người có quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể bên phía NSDLĐ là ai? 

Người có quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể bên phía NSDLĐ là ai? 

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là ai? Ví dụ như bên phía công ty ai sẽ là người có thẩm quyền ký kết? Và pháp luật có cho phép ủy quyền cho người khác ký kết hay không? Trong trường hợp mà người ký kết bên phía công ty không đúng thẩm quyền thì thỏa ước đã ký đó có bị vô hiệu hay không vậy? Mong tổng đài giải đáp nhanh cho chúng tôi, xin cảm ơn.



Người có quyền ký kết thỏa ước

Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, người có quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể bên phía NSDLĐ là ai? 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 18. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

1. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp tại Khoản 1 Điều 83 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;

b) Bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”

Theo đó, việc ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp bên phía NSDLĐ phải do người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thực hiện.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; khi công ty bạn ký kết thỏa ước lao động tập thể thì sẽ do người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp thực hiện.

Thứ hai, về việc ủy quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

“Điều 18. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

2. Trường hợp người ký kết thỏa ước lao động tập thể quy định tại Khoản 1 Điều này không trực tiếp ký kết thỏa ước lao động tập thể thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể”.

Như vậy, theo quy định trên thì người đại diện theo pháp luật của công ty bạn có thể ủy quyền cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp. Nhưng việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Thứ ba, thỏa ước lao động tập thể ký kết không đúng thẩm quyền

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Bộ luật lao động năm 2012 thì:

“Điều 78. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu

1. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.

2. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;

b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;

c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.”

Theo đó, trong trường hợp người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp không đúng thẩm quyền thì thỏa ước lao động sẽ bị vô hiệu toàn bộ.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

->Năm 2020 có bắt buộc phải ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp?

luatannam