Người lao động có được trả lương và đóng bảo hiểm khi ngừng việc?
Xin chào tổng đài tư vấn! Mình có vướng mắc muốn được tổng đài tư vấn! Vì một số lý do mà thi thoảng công ty mình có cho người lao động ngừng việc. Vậy người lao động có được trả lương và đóng bảo hiểm khi ngừng việc hay không ạ? Nếu không trả thì bị phạt gì không ạ? Sau này khi người lao động nghỉ việc thì công ty có phải trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian đó hay không? Mong sớm được giải đáp! Mình cám ơn nhiều!
- Công ty có phải trả lương khi ngừng việc để bảo dưỡng máy móc?
- Ngừng việc do sự cố về điện có được hưởng lương không?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, vấn đề trả lương cho người lao động khi ngừng việc
Căn cứ Điều 98 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.
Do bạn không nêu cụ thể lý do người lao động phải ngừng việc nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo các trường hợp sau:
– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Thứ hai, vấn đề đóng bảo hiểm cho người lao động khi ngừng việc
Căn cứ Khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH hướng dẫn như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
8. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc”.
Như vậy, người lao động ngừng việc một trong các trường hợp như đã trình bày ở trên mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Thứ ba, về xử phạt khi không trả lương ngừng việc
Theo Khoản 3 và Khoản 7 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động bị phạt tiền không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, còn bị buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Thứ tư, về trợ cấp thôi việc cho thời gian ngừng việc
Điểm a Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 148/2018/NĐ-CP hướng dẫn như sau
“a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động”.
Như vậy, thời gian phải ngừng việc không do lỗi của người lao động cũng được tính là thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc.
Nếu còn vướng mắc về trả lương và đóng bảo hiểm khi ngừng việc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về lao động 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Tiền lương trong thời gian tạm ngừng việc