Nhân viên có được quyền giữ 01 bản HĐLĐ đã ký với công ty?
Xin chào tổng đài, cho em hỏi là theo thông tin em được biết thì hợp đồng lao động 1 năm thì sẽ phải ký kết bằng văn bản. Đầu tháng 5/2020, tôi ký hợp đồng lao động với một công ty kinh doanh văn phòng phẩm với chức danh là nhân viên kinh doanh, với thời hạn 1 năm. Sau khi ký xong thì chị kế toán của công ty giữ hợp đồng để làm lương và không cho tôi bản nào như vậy là đúng hay sai? Trường hợp mà công ty không cho tôi giữ thì hợp đồng lao động đã ký có hiệu lực không? Tôi có được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lí do này không? Xin cảm ơn.
- Công ty không giao bản hợp đồng lao động cho người lao động có đúng không?
- Công ty giữ hợp đồng lao động đã ký thì hợp đồng có hiệu lực không?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhân viên có được quyền giữ 01 bản HĐLĐ đã ký với công ty?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động được phép giữ 01 bản.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Đầu tháng 5/2020, bạn ký hợp đồng lao động với một công ty kinh doanh văn phòng phẩm với chức danh là nhân viên kinh doanh, với thời hạn 1 năm. Sau khi ký xong thì chị kế toán của công ty giữ hợp đồng để làm lương và không cho bạn giữ bản nào là sai quy định. Trường hợp này bạn vẫn có quyền yêu cầu công ty chuyển cho bạn giữ 1 bản hợp đồng lao động.
Thứ hai, NLĐ không được giữ 1 bản hợp đồng thì HĐLĐ có hiệu lực không?
căn cứ theo quy định tại Điều 50 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;
b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;
d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.”
Như vậy, theo quy định trên thì việc công ty giữ lại cả 2 bản HĐLĐ sẽ không làm thay đổi hiệu lực của hợp đồng. Do đó, HĐLĐ đã ký giữa bạn với công ty vẫn có hiệu lực.
Thứ ba, có được quyền đơn phương chấm dứt khi không được giữ HĐLĐ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.”
Như vậy, theo quy định trên thì việc bạn không được giữ HĐLĐ đã ký không phải là 1 trong số các căn cứ để bạn được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công ty.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Doanh nghiệp không giao kết hợp đồng có bị xử phạt không?
- Đi làm lại sau thai sản có được nhận lương ngày nghỉ Lễ 30/04?
- Lao động tham gia đình công có được hưởng lương không?
- Nghỉ hàng năm với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại
- Khi nào người lao động phải thực hiện thỏa ước lao động tập thể?
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải lập sổ quản lý lao động không?