NHỮNG LƯU Ý KHI TRẢ LƯƠNG NGƯNG VIỆC VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHO NLĐ DO DỊCH COVID THEO CÔNG VĂN 1064
Tôi được biết Ngày 25/3/2020, Bộ lao động thương binh và xã hội đã ban hành công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn việc trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc do dịch Covid 19. Tôi có xem công văn nhưng vẫn có những thắc mắc nên mong tổng đài hỗ trợ giúp tôi làm rõ nội dung về chi trả tiền lương THEO CÔNG VĂN 1064
- Ngừng việc vì lý do dịch bệnh có được nhận lương không?
- Mức lương tối thiểu trong thời gian ngừng việc do dịch Covid 2019
Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Ngày 25/3/2020, Bộ lao động thương binh và xã hội đã ban hành CÔNG VĂN SỐ 1064 /LĐTBXH-QHLĐTL chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết các chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch covid. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi, người lao động và doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:
- Các doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất, người lao động phải ngừng việc xuất phát từ tác động dịch như:
(1) Lao động là người nước ngoài chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc trong thời gian có dịch theo quy định.
(2) Người lao động phải thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
(3) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp không vận hàng được vì những người lao động khác trong thời gian chưa quay trở lại làm việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(4) Doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch ảnh hưởng đến nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn đến phải thu hẹp sản xuất, không bố trí đủ việc làm cho người lao động.
Đánh giá: Doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc trong thời gian ảnh hưởng của dịch covid được xác định thuộc Điều 98 Bộ luật lao động năm 2012. Trường hợp cho người lao động ngừng việc không thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên thì không được áp dụng những chính sách pháp luật do dịch covid.
- Tiền lương ngừng việc và giải quyết các chế độ liên quan khác cho người lao động
Việc xác định lương trong thời gian ngừng việc cần xác định theo Điều 98 BLLĐ 2012 (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hay do nguyên nhân khách quan), cụ thể:
Trường hợp thứ nhất: Lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid
(1) Lao động là người nước ngoài chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc trong thời gian có dịch theo quy định.
(2) Người lao động phải thực hiện cách lý theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
(3) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp không vận hàng được vì những người lao động khác trong thời gian chưa quay trở lại làm việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đánh giá: nếu thuộc 01 trong 03 trường hợp nêu trên thì tiền lương của người lao động được áp dụng theo Khoản 3 Điều 98 BLLĐ 2012. Theo đó, tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (lương thấp nhất là bằng lương tối thiểu vùng áp dụng theo nơi công ty đang đóng BHXH cho người lao động).
Như vậy, khi người lao động phải ngừng việc trong trường hợp này thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc đóng BHXH đầy đủ theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý: hiện nay nhà nước có Công văn 860 về việc tạm dừng đóng BHXH áp dụng cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bạn có thể tham khảo bài viết: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TẠM DỪNG ĐÓNG BẢO HIỂM DO DỊCH COVID
Trường hợp thứ hai: Lao động ngừng việc do tác động gián tiếp của dịch Covid, cụ thể:
(1) Doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch ảnh hưởng đến nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn đến phải thu hẹp sản xuất, không bố trí đủ việc làm cho người lao động.
Giáp pháp: Doanh nghiệp có thể chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 BLLĐ 2012. Tuy nhiên việc chuyển người lao động làm công việc khác cần lưu ý những vấn đề sau:
(i) Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
(ii) Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
(iii) Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Lưu ý:
– Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì hai bên có thể thỏa thuận việc tạm hoan thực hiện hợp đồng lao động theo Điều 32 BLLĐ 2012. Khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (hay nói cách khác là nghỉ việc không lương) thì doanh nghiệp không phải trả lương cho người lao động đồng thời không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian này. Doanh nghiệp cần thực hiện việc báo giảm lao động do nghỉ không lương.
– Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 (Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động) và Điều 44 (Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế) Bộ luật lao động năm 2012.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Hướng dẫn trả lương cho NLĐ bị ngừng việc do dịch Covid-19