19006172

Những vấn đề liên quan đến thử việc mà doanh nghiệp và NLĐ cần biết

Những vấn đề liên quan đến thử việc mà doanh nghiệp và NLĐ cần biết

Hiện nay có những vấn đề nào liên quan đến thử việc mà doanh nghiệp và NLĐ cần biết và cần lưu ý?



thử việc mà doanh nghiệp và NLĐ cần biết

Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Những vấn đề liên quan đến thử việc mà doanh nghiệp và NLĐ cần biết của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Có bắt buộc phải thử việc và ký hợp đồng thử việc bằng văn bản?

Theo quy định hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019 thì thử việc là nội dung không bắt buộc nên nếu có nhu cầu và tùy tính chất công việc doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận về vấn đề thử việc.

Bên cạnh đó, các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Ngoài ra, so với Bộ luật lao động năm 2012 thì Bộ luật lao động năm 2019 cò nêu rõ các bên có thể thỏa thuận nội dung thử việc và ghi trong hợp đồng lao động.

Lưu ý: Doanh nghiệp sẽ không được áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

2. Thời gian thử việc là bao nhiêu lâu?

Bộ luật lao động năm 2019 đã bổ sung thêm về thời gian thử việc đối với người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp so với Bộ luật lao động cũ trước đây.

Theo đó, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

+) Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

+) Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

+) Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

+) Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

3. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương thử việc được hướng dẫn cụ thể tại Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019 sẽ do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, tuy nhiên pháp luật có giới hạn về mức ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

4. Về việc chấm dứt hợp đồng thử việc

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ luật lao động năm 2019 thì trong thời gian thử việc, doanh nghiệp hoặc người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết. Việc các bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước và cũng không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường.

thử việc mà doanh nghiệp và NLĐ cần biết

Còn đối với khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp sẽ phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động biết, và xảy ra 2 trường hợp cụ thể sau:

+) Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc sẽ phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

+) Còn nếu trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc theo quy định.

Trên đây là bài viết về vấn đề Những vấn đề liên quan đến thử việc mà doanh nghiệp và NLĐ cần biết. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Thời gian thử việc tối đa người lao động là 180 ngày từ 01/01/2021?

Ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có phải thử việc không?

Nếu còn vướng mắc về những vấn đề liên quan đến Những vấn đề liên quan đến thử việc mà doanh nghiệp và NLĐ cần biết; bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam