NLĐ được tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương không?
Cho tôi hỏi doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương đúng không? Vậy khi xây dựng thang bảng lương thì người lao động có được quyền tham gia đóng góp ý kiến hay không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi về vấn đề này. Cảm ơn rất nhiều.
- Xây dựng thang bảng lương khi không có công đoàn cơ sở
- Công ty xây dựng thang bảng lương có phải hỏi ý kiến công đoàn không?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về NLĐ được tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương không đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ Luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp sẽ phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Dù cho doanh nghiệp nhỏ hay lớn cũng đều phải xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định.
Thứ hai, NLĐ được tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
“Điều 44. Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;
b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;
c) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.”
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động sẽ có quyền tham gia ý kiến về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động.
Trên đây là bài viết về vấn đề NLĐ được tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Sử dụng bao nhiêu lao động thì được miễn xây dựng thang bảng lương?
Tăng mức lương tối thiểu vùng có bắt buộc đăng ký lại thang bảng lương
Trong quá trình giải quyết về: NLĐ được tham gia ý kiến khi xây dựng thang bảng lương không. Nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp
- Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động gồm những giấy tờ gì?
- NLĐ tự ý nghỉ 5 ngày làm việc liên tục có được hưởng trợ cấp thôi việc?
- Trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc sau khi sáp nhập công ty
- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi không được bố trí đúng địa điểm làm việc
- Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm