NLĐ nước ngoài làm việc cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam
NLĐ nước ngoài làm việc cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay người nước ngoài có được làm việc tại 2 doanh nghiệp tại Việt Nam không? Hiện tại công ty tôi có 3 kỹ sư người Nhật đang làm việc. Cho tôi hỏi là trường hợp này có được kết nạp công đoàn không? Tôi nghe nói người lao động nước ngoài sẽ không đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp đúng không ạ? Nếu không đóng BHTN thì khi NLĐ nước ngoài nghỉ việc công ty có phải trả trợ cấp thôi việc cho họ không? Xin tư vấn giúp tôi. Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các bạn.
- Hợp đồng lao động với người nước ngoài được quy định như thế nào?
- Trợ cấp TNLĐ khi người nước ngoài ký hợp đồng với nhiều công ty
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, người nước ngoài có được làm việc cho nhiều doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 và Điều 21 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.”
Theo đó, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động năm 2012. Bên cạnh đó, người lao động (được hiểu là người lao động cả người lao động trong nước và người lao động nước ngoài) vẫn được làm việc và giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng nội dung như đã thỏa thuận.
Do đó, người lao động nước ngoài của công ty bạn vẫn có thể làm việc cho nhiều công ty tại Việt Nam.
Thứ hai, NLĐ nước ngoài có được kết nạp vào Công đoàn?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 của Hướng dẫn 238/2014/HD-TLD thì:
“1. Đối tượng kết nạp vào Công đoàn Việt Nam theo quy định tại Điều 1, bao gồm:
1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
b. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.”
Như vậy theo quy định trên thì người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn.
Vì vậy, trường hợp công ty bạn có 3 kỹ sư người Nhật đang làm việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia công đoàn.
Thứ ba, Bảo hiểm thất nghiệp đối với NLĐ nước ngoài
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc”.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng phải tham gia đóng BHTN khi làm việc tại Việt Nam. Do đó, công ty bạn sẽ không phải tham gia BHTN cho những người lao động này.
Thứ tư, NLĐ nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Theo đó, do người lao động nước ngoài không tham gia BHTN và nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên thì họ vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc.
Trên đây là bài viết về vấn đề NLĐ nước ngoài làm việc cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Các chế độ người nước ngoài được hưởng khi tham gia BHXH bắt buộc
- Hợp đồng hết hạn trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động
- Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
- Hết thời hạn thử việc có được chuyển sang hợp đồng lao động chính thức?
- HĐLĐ năm 2023 có bắt buộc phải thể hiện phụ cấp trách nhiệm?
- Ngừng việc do sự cố về điện có được hưởng lương không?