Nội dung đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới nhất
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về việc đối thoại tại nơi làm việc có thể được tổ chức khi có yêu cầu của chỉ một bên hay không? Và trong cuộc đối thoại thì sẽ bàn về các nội dung gì? Mong tổng đài giải đá cụ thể về vấn đề này. Xin cảm ơn.
- Trình tự tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2021
- Trình tự tổ chức đối thoại khi có vụ việc theo quy định mới
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Nội dung đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới nhất của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của 1 bên
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối thoại tại nơi làm việc vẫn có thể được tổ chức khi có yêu cầu của một trong hai bên là người sử dụng lao động hoặc người lao động.
Thứ hai, nội dung đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới nhất
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.”
Như vậy, nội dung của đối thoại tại nơi làm việc sẽ bao gồm nội dung bắt buộc và những nội dung các bên lựa chọn.
+ Nội dung bắt buộc bao gồm các vấn đề về Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; phương án sử dụng lao động; Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, thưởng, nội quy lao động và tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp.
+ Nội dung lựa chọn bao gồm: Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; Điều kiện làm việc; Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động; Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động và nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Trên đây là bài viết về vấn đề Nội dung đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Công ty không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu
Định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về Nội dung đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới nhất vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Rút ngắn thời giờ làm việc với NLĐ trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu
- NLĐ có được thanh toán phụ cấp đi lại khi nghỉ phép năm về quê hay không?
- Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Thời hiệu hòa giải tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên
- Bị hạ bậc lương khi điều chuyển công việc có đúng không?