19006172

Nội dung thỏa thuận Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ khi giao kết HĐLĐ

Nội dung thỏa thuận Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ khi giao kết HĐLĐ

Bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ là vấn đề đặc biệt quan trọng của các tổ chức kinh tế. Chính vì vậy, pháp luật có những quy định nhằm đảm bảo bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động và sau khi đã chấm dứt quan hệ lao động là việc rất cần thiết. Mời các bạn cùng tìm hiểu những quy định về nội dung thỏa thuận đảm bảo bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động.



Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 2 điều 21 Bộ luật lao động 2019:

“Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.”

Mặt khác, Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn chi tiết nội dung thỏa thuận đảm bảo bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ như sau:

“Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.

Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:

a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.”

Như vậy, pháp luật lao động đã có những quy định rất cụ thể về nội dung thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ với mục đích đảm bảo cho sự phát triển kinh doanh của người sử dụng lao động. Khi người lao động trực tiếp thực hiện công việc liên quan tới bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ cần tuân thủ nghiêm chỉnh những nội dung về phạm vi, danh mục, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ đã được thỏa thuận. Từ đó, tránh được việc ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động và tránh phát sinh trách nhiệm cho bản thân người lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Trong quá trình giải quyết, nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.

luatannam