Nội quy lao động phải ghi nội dung làm thêm giờ hay không?
Nội quy lao động phải ghi nội dung làm thêm giờ hay không? Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Ngoài thời giờ làm việc bình thường thì công ty tôi muốn sử dụng người lao động để làm thêm giờ. Công ty tôi có lập nội quy lao động vậy việc quy định về thời gian làm thêm giờ của công ty có phải ghi trong nội quy lao động không? Nội quy lao động của công ty có bắt buộc phải niêm yết tại nơi làm việc không? Hiệu lực của nội quy lao động sẽ có từ thời điểm nào? Tôi không biết rõ quy định mới về vấn đề này trong năm 2020 như thế nào, mong tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.
- Quy định về ngày nghỉ hằng tuần có cần phải ghi trong nội quy lao động?
- Những nội dung chủ yếu trong nội quy lao động của doanh nghiệp
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm thêm giờ có phải ghi trong nội quy lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 106 và Khoản 2 Điều 119 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Điều 119. Nội quy lao động
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 27. Nội dung của nội quy lao động
Những nội dung chủ yếu của nội quy lao động theo Khoản 2 Điều 119 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.”
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Công ty bạn có lập nội quy lao động nên việc quy định về thời gian làm thêm giờ của công ty sẽ phải ghi trong nội quy lao động.
Thứ hai, có phải niêm yết nội quy lao động tại nơi làm việc?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 119 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 119. Nội quy lao động
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.”
Theo quy định trên thì nội quy lao động của công ty bạn sẽ phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Thứ ba, về hiệu lực của nội quy lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 122. Hiệu lực của nội quy lao động
Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định trên thì nội quy lao động của công ty bạn sẽ có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động,
Trên đây là bài viết về vấn đề Nội quy lao động phải ghi nội dung làm thêm giờ hay không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Quy định về thủ tục đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có được sử dụng đồng thời cả 2 hình thức trả lương
- Quy định về thủ tục đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp
- Thông báo cho cơ quan nhà nước khi NLĐ nghỉ việc vì thay đổi cơ cấu
- Thời hạn báo trước khi người làm công việc đặc thù chấm dứt HĐLĐ
- Mức chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động