Quy định về hợp đồng đối với người giúp việc gia đình năm 2023
Tôi có một vài thắc mắc cần tổng đài tư vấn giúp như sau: Nếu gia đình tôi có nhu cầu sử dụng lao động làm giúp việc gia đình thì còn một vài vấn đề tôi chưa rõ, cụ thể:
1. Lao động giúp việc gia đình sẽ làm những công việc gì?
2. Về hợp đồng với đối tượng là người giúp việc gia đình thì có nhất thiết phải bằng văn bản hay không? Quy định ở văn bản nào?
3. Nếu hợp đồng bắt buộc phải bằng văn bản thì tôi phải thể những nội dung gì ở trong đó vậy? Có giống với hợp đồng với những người lao động bình thường đi làm việc ở các công ty? Xin cảm ơn.
- Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng người giúp việc gia đình mới nhất
- Trường hợp nào người giúp việc gia đình có quyền chấm dứt ngay HĐLĐ?
Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Quy định về hợp đồng đối với người giúp việc gia đình năm 2021 của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, Lao động giúp việc gia đình làm công việc gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 161 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 161. Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.”
Như vậy, theo quy định hiện hành thì người lao động giúp việc gia đình sẽ làm các công việc trong gia đình cụ thể như: nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Thứ hai, hợp đồng với người lao động giúp việc gia đình có phải bằng văn bản?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 162 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 162. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
“Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Quy định về hình thức hợp đồng lao động theo Điều 14 và khoản 1 Điều 162; nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo Điều 16; nội dung hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 35, khoản 3 Điều 36 và khoản 2 Điều 162; nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40, Điều 41; trợ cấp thôi việc theo Điều 46 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
a) Khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Hình thức hợp đồng lao động ký kết phải bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật Lao động;”
Theo đó, hình thức của hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình bắt buộc phải ký kết bằng văn bản.
Thứ ba, Quy định về hợp đồng đối với người giúp việc gia đình năm 2023
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì nội dung hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình sẽ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể sẽ bao gồm các nội dung:
+) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
+) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
+) Công việc và địa điểm làm việc;
+) Thời hạn của hợp đồng lao động;
+) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
+) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
+) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
+) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Trên đây là bài viết về Quy định về hợp đồng đối với người giúp việc gia đình năm 2023. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm:
Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người giúp việc gia đình năm 2023
Thời hạn hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình là bao lâu?
Nếu còn vướng mắc về Quy định về hợp đồng đối với người giúp việc gia đình năm 2023; bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Tăng mức phạt khi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của NLĐ năm 2023
- Nghĩa vụ lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên
- Có quy định bắt buộc NLĐ phải bàn giao lại công việc khi nghỉ việc không?
- Thời gian tính số ngày nghỉ hằng năm có bao gồm thử việc không?
- Thời gian thử việc có được tính để nhận trợ cấp thôi việc không?