Sắp xếp NLĐ mỗi ngày làm việc 8 giờ 30 phút có đúng quy định?
Pháp luật lao động có quy định thời gian làm việc nhưng tôi tìm hiểu thì vẫn còn khá nhiều thắc mắc cần giải đáp như công ty tôi làm bình thường một ngày 8 giờ 30 phút và chỉ được nghỉ 1 ngày chủ nhật thì có đúng quy định không? Nếu sai thì có bị phạt gì không ạ? Và theo quy định thì trong tháng chỉ cần sắp xếp cho NLĐ nghỉ 4 ngày là được đúng không ạ? Mong tổng đài hướng dẫn tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn rất nhiều.
- Thời giờ làm việc bình thường và làm thêm giờ của người lao động
- Công ty có thể quy định thời giờ làm việc bình thường là 12h/ngày không?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, sắp xếp NLĐ mỗi ngày làm việc 8 giờ 30 phút có đúng quy định?
“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
Như vậy, theo quy định trên thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; công ty bạn làm bình thường một ngày 8 giờ 30 phút và chỉ được nghỉ 1 ngày chủ nhật là không đúng quy định vì thời gian làm việc bình thường mỗi ngày đều vượt quá 30 phút và tổng giờ làm trong tuần là 51 giờ.
Thứ hai, mức phạt khi vi phạm về thời giờ làm việc bình thường
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 và Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;”
Theo đó, nếu NSDLĐ thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức.
Thứ ba, về thời gian nghỉ hằng tuần trong tháng
Căn cứ theo quy định Khoản 1 Điều 110 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 110. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.”
Như vậy, mỗi tuần thì người lao động sẽ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì công ty bạn có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày theo quy định.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật lao động trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Nghỉ trong giờ làm việc có được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương?
- Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
- Tiền lương để làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm
- Doanh nghiệp có được ấn định ngày nghỉ phép của người lao động?
- Xử phạt khi không thông báo cho NLĐ biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại
- Có phải chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động cao tuổi?