19006172

Sử dụng bao nhiêu lao động thì được miễn xây dựng thang bảng lương?

Sử dụng bao nhiêu lao động thì được miễn xây dựng thang bảng lương?

Công ty em mới thành lập. Cho em hỏi công ty sử dụng bao nhiêu người lao động thì sẽ được miễn xây dựng thang bảng lương thế ạ? Nếu xây dựng bảng lương xong thì có phải gửi đến cơ quan tổ chức nào không ạ? Trường hợp không xây dựng và gửi thì có bị phạt gì hay không? Bên em xây dựng xong mà đến tháng 1 sang năm có đợt tăng lương gì đó thì bên em có cần làm lại bảng lương 1 lần nữa hay không ạ? Mong sớm được giải đáp! Em cám ơn nhiều ạ!


Miễn xây dựng thang bảng lương

Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề miễn xây dựng thang bảng lương

Căn cứ Điều 93 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động…”

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP bổ sung vào cuối điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:

“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động chcơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh ca doanh nghiệp.”

Như vậy, dù số lượng lao động là bao nhiêu thì doanh nghiệp vẫn phải xây dựng thang bảng lương. Hiện nay mới chỉ có quy định về việc doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động thì được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động chcơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh ca doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục xây dựng thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp

Thứ hai, về vấn đề đăng ký thang bảng lương

Căn cứ Khoản 6 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

… 6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát”.

Như vậy:

Khi xây dựng thang lương, bảng lương thì doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện. Đồng thời doanh nghiệp phải gửi thang lương, bảng lương đến Phòng lao động thương binh xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động thì không phải gửi thang bảng lương đến Phòng lao động thương binh xã hội.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mẫu công văn đăng ký thay đổi thang bảng lương mới nhất

Thứ ba, về vấn đề xử phạt khi không gửi thang bảng lương

Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;”

Kết hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì mức phạt được xác định như sau:

– Không xây dựng thang lương, bảng lương: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;

– Không gửi thang lương, bảng lương theo quy định: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.

Thứ tư, về vấn đề làm lại thang bảng lương khi tăng lương tối thiểu vùng

Căn cứ Điều 1 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động”.

“Điều 6. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.

Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động”.

Như vậy, từ ngày 01/012020 mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng so với năm 2019. Nếu mức lương mà doanh nghiệp của bạn xây dựng trong bảng lương không phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới của năm 2020 thì sẽ phải sửa đổi.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Công ty cần làm gì khi có quy định về tăng lương tối thiểu vùng năm 2020?

 

luatannam