19006172

Tạm đình chỉ công việc của NLĐ không đúng quy định bị phạt thế nào?

Tạm đình chỉ công việc của NLĐ không đúng quy định bị phạt thế nào?

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Khi nào thì người lao động bị tạm đình chỉ công việc? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Trường hợp có những doanh nghiệp tạm đình chỉ công việc của NLĐ không đúng quy định thì có bị phạt không? Và trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc đó NLĐ có được trả lương? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!



Tạm đình chỉ công việc của NLĐ

Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, khi nào thì người lao động bị tạm đình chỉ công việc?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:

“Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Như vậy, theo quy định trên thì người lao động bị người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.

Thứ hai, tạm đình chỉ công việc của NLĐ không đúng quy định bị phạt thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;

b) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

c) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;

d) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật;

đ) Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật.”

Theo đó, theo quy định của Nghị định 28/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/04/2020 thì đối với việc NSDLĐ tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Thứ ba, thời gian NLĐ bị tạm đình chỉ công việc không đúng quy định có được nhận lương? 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2,3, 4 Điều 129 Bộ luật lao động năm 2012 thì:

“Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”

Theo đó, trong thời gian bạn bị tạm đình chỉ công việc không đúng quy định bạn sẽ được công ty trả đủ tiền lương theo quy định.

Trên đây là bài viết về vấn đề Tạm đình chỉ công việc của NLĐ không đúng quy định bị phạt thế nào?

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Tạm đình chỉ công việc có cần tham khảo ý kiến đại diện tập thể lao động?

luatannam