Tăng mạnh mức phạt khi không ký HĐLĐ bằng văn bản
Cho mình hỏi hiện nay trường hợp nào bắt buộc phải ký HĐLĐ bằng văn bản; trường hợp nào có thể thỏa thuận miệng? Tại mình nghe nói là năm 2020 lại có quy định mới về phạt vi phạm hành chính trong về lao động đúng không? Không rõ theo quy định đó thì mức phạt khi không ký HĐLĐ bằng văn bản có cao hơn trước nhiều không ạ? Mình cám ơn!
- Chuyển hợp đồng có thời hạn 01 năm thành hợp đồng có thời hạn 06 tháng
- Hợp đồng lao động 6 tháng có phải ký kết bằng văn bản không?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề ký HĐLĐ bằng văn bản
Căn cứ Điều 16 Bộ luật lao động năm 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013) quy định như sau
“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng; các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Các trường khác thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản; mỗi bên giữ 01 bản.
Tuy nhiên, các trường hợp sau thì hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng cũng vẫn phải ký HĐLĐ bằng văn bản:
– Nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng;
– Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi;
– Lao động là người giúp việc gia đình.
Thứ hai, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động
Căn cứ Điều 56 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 56. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2020.
2: Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.
Theo đó, từ ngày 15/04/2020 Nghị định 28/2020/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực và thay thế Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi; bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Thứ ba, về mức phạt khi không ký HĐLĐ bằng văn bản
Khoản 1 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền khi người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng như sau:
+) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn phải giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động.
Trong khi đó, theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi; bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì mức phạt tương ứng trong trường hợp này lần lượt chỉ là: từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; và từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý:
Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
--> Các trường hợp không bắt buộc phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản
- Thủ tục hỗ trợ NSDLĐ vay vốn để trả lương ngừng việc theo Quyết định 15/TTg
- Có được uỷ quyền lại giao kết hợp đồng lao động?
- Nuôi con bao nhiêu tháng tuổi thì được miễn trực đêm?
- Thời gian Tạm định chỉ công việc có được tính hưởng phép năm không
- Quy định về giao kết HĐLĐ với người cao tuổi hiện hành