Thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể của đại diện NLĐ
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể của đại diện NLĐ như sau: Công ty tôi có ký thỏa ước lao động tập thể ở phạm vi doanh nghiệp, nhưng người ký kết bên người lao động chỉ là người được cử ra đại diện mà không phải là Chủ tịch công đoàn thì có ảnh hưởng hưởng gì không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Doanh nghiệp mới thành lập có bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể?
- Ủy quyền cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
- Có được sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể của đại diện NLĐ; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 18. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
1. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp tại Khoản 1 Điều 83 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
b) Bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”
Như vậy theo quy định trên thì người có thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể bên tập thể NLĐ là Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; công ty bạn có ký thỏa ước lao động tập thể ở phạm vi doanh nghiệp, nhưng người ký kết bên người lao động chỉ là người được cử ra đại diện mà không phải là Chủ tịch công đoàn là không đúng về quy định về thẩm quyền.
Thứ hai, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu:
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 78 Bộ luật lao động năm 2012 thì:
“Điều 78. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu
2. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;”
Trường hợp của bạn vì người ký kết thỏa ước lao động không đúng thẩm quyền nên thỏa ước lao động tập thể sẽ bị vô hiệu toàn bộ.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Thỏa ước lao động tập thể giữa công ty bạn với đại diện NLĐ bị vô hiệu toàn bộ vì người ký kết không đúng thẩm quyền theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể của đại diện NLĐ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp
Công ty không lập thỏa ước lao động tập thể có bị xử phạt?
Nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Điều kiện về người lao động tham gia hợp đồng lao động
- Điều kiện khi thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động
- Mức phạt đối với công ty không đóng kinh phí công đoàn
- Nghỉ việc do người thân mất có bị trừ ngày nghỉ phép năm không?
- Quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai