Thời gian bị tạm đình chỉ công việc tính theo ngày làm việc hay ngày thực tế?
Thời gian bị tạm đình chỉ công việc tính theo ngày làm việc hay ngày thực tế? Theo quy định của Luật Lao động thì thời gian đình chỉ công việc là không quá 15 ngày hoặc 90 ngày đối với những trường hợp đặc biệt. Thời hạn 15 ngày hoặc 90 ngày là tính theo ngày làm việc hay chỉ là ngày thực tế vậy ạ? Việc tạm đình chỉ công việc có phải lấy ý kiến của đại diện Công đoàn công ty không? Sau thời gian tôi bị tạm đình chỉ công việc có được quay lại làm việc và có phải trả lại tiền lương đã tạm ứng trước đó không? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Tạm đình chỉ công việc của NLĐ không đúng quy định bị phạt thế nào?
- Năm 2020 NLĐ bị tạm đình chỉ công việc có được nhận lương?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thời gian bị tạm đình chỉ công việc tính theo ngày làm việc hay ngày thực tế?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 129. Tạm đình chỉ công việc
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.”
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tạm đình chỉ công việc sẽ không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Và số ngày tạm đình chỉ công việc trên là ngày bình thường, không phải là ngày làm việc.
Thứ hai, tạm đình chỉ công việc có phải lấy ý kiến của đại diện Công đoàn?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 129. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”
Theo đó, việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Thứ ba, có phải trả lại tiền lương đã tạm ứng trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 129 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định như sau
“Điều 129. Tạm đình chỉ công việc
2. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì sau thời gian bạn bị tạm đình chỉ công việc, công ty sẽ phải nhận bạn trở lại làm việc. Bên cạnh đó, nếu bạn bị xử lý kỷ luật lao động, bạn cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Còn trong trường hợp bạn không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Trên đây là bài viết về vấn đề Thời gian bị tạm đình chỉ công việc tính theo ngày làm việc hay ngày thực tế?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Tạm đình chỉ công việc có phải hình thức kỷ luật lao động?