Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người làm công việc có tính chất đặc biệt năm 2021
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt được quy định như thế nào theo quy định mới? Và công việc có tính chất đặc biệt khác ngoài quy định trong Bộ luật lao động thì còn thêm cụ thể là những công việc nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi vấn đề này, xin cảm ơn rất nhiều.
- Tư vấn về thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc
- Toàn bộ thời gian nghỉ ngơi không tính vào thời gian làm việc có đúng không?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người làm công việc có tính chất đặc biệt năm 2021 đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người làm công việc có tính chất đặc biệt năm 2021
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ Luật lao động năm 2019 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt như sau:
“Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò;
công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này.”
Như vậy, theo quy định thì đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong các lĩnh vực trên thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể:
+) Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
+) Ngoài thời gian nghỉ trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Thứ hai, Một số công việc có tính chất đặc biệt khác
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
“Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Ngoài các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động, các công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khác gồm:
a) Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh;
b) Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao;
c) Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm;
d) Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
3. Các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều này sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
Như vậy, theo quy định trên thì một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bao gồm: Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh; Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao; Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm; Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.
Trên đây là bài viết về vấn đề Thông báo khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ có phải bằng văn bản? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau đây:
Nội dung của HĐLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định mới
Thời gian nghỉ ngơi của lao động nữ khi nuôi 2 con dưới 12 tháng tuổi
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc Thông báo khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ có phải bằng văn bản; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Công ty chậm đóng kinh phí công đoàn năm 2020 có bị truy thu không?
- Cách tính tiền trợ cấp thôi việc năm 2023 như thế nào?
- Cách tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức hiện nay như thế nào?
- Không lập nội quy lao động năm 2023 bị xử phạt như thế nào?
- Thời gian Nghỉ giữa ca không đủ bị xử phạt thế nào?