Thực hiện việc cho thuê lại lao động mà không có sự đồng ý của NLĐ
Thực hiện việc cho thuê lại lao động mà không có sự đồng ý của NLĐ. Chào tư vấn viên, tôi có thắc mắc như sau: Nếu không có sự đồng ý của người lao động trong việc thuê lại lao động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị xử lý như thế nào? Ngoài ra, cho tôi hỏi thêm thông tin về hợp đồng thuê lại lao động thì có cần bắt buộc phải ký bằng văn bản không? Nội dung của hợp đồng này có cần thông báo cho người lao động được biết không? Vì công ty tôi mới hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động nên tôi cần tổng đài trích dẫn căn cứ mới nhất. Xin cảm ơn rất nhiều.
- Trường hợp nào được giao kết HĐLĐ với bên thuê lại lao động?
- Không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hỗ trợ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thực hiện việc cho thuê lại lao động mà không có sự đồng ý của NLĐ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/04/2020 như sau:
“Điều 12. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
4. Phạt tiền đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động thì tùy thuộc vào số lượng NLĐ vi phạm sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Thứ hai, hợp đồng cho thuê lại lao động có bắt buộc bằng văn bản?
“Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi doanh nghiệp bạn cần phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản, lập thành 02 bản và mỗi bên sẽ giữ một bản.
Thứ ba, có cần thông báo cho NLĐ biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 và Khoản 2 Điều 56 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động;
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
d) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.”
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp bạn cần phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Bên thuê lại lao động bao gồm những đối tượng nào?