Trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc khi thực hiện thuê lại lao động
Chồng tôi là người nước ngoài, có ký hợp đồng lao động động với 1 công ty của Việt Nam công việc của chồng tôi là lái máy bay. Sau đó công ty này lại cho 1 công ty khác thuê lại lao động. Hiện nay hợp đồng với bên thuê lại đã hết lại trùng đúng dịch Covid- 19, không có việc nên công ty đã ký hợp đồng với chồng tôi thả thuận dừng hợp đồng. Chồng tôi đã đồng ý. Nhưng tôi tìm hiểu thì bình thường người lao động nghỉ việc sẽ có trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp. Không biết chồng tôi là người nước ngoài thì có được hưởng không? Và nếu có thì trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc khi đó sẽ thuộc về bên thuê lại lao động hay là bên cho thuê? Tôi cám ơn nhiều!
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề nhận trợ cấp thôi việc đối với lao động nước ngoài
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 2 và Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam”.
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”.
Như vậy, có thể thấy Bộ luật lao động hiện hành áp dụng với cả người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Vì thế, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì chồng bạn vẫn sẽ được nhận trợ cấp thôi việc.
Thứ hai, về vấn đề hưởng trợ cấp thất nghiệp với lao động nước ngoài
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc”.
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;…”
Như vậy, trợ cấp thất nghiệp chỉ dành cho người lao động có đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, chồng của bạn là người nước ngoài; không thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm thất nghiệp nên cũng không được nhận trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc.
Thứ ba, về trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc khi thực hiện thuê lại lao động
Căn cứ Khoản 5 Điều 56 và Điều 57 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
“Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
5. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật”.
“Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
4. Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác….”
Qua đây có thể thấy, trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho chồng của bạn trong trường hợp này (nếu có) sẽ thuộc về phía bên công ty đầu tiên mà chồng bạn giao kết hợp đồng lao động chứ không phải là bên thuê lại lao động.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Lao động trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
--> Mức chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động
- Công ty chấp nhận yêu cầu nghỉ việc thì NLĐ có được hưởng trợ cấp thôi việc?
- Làm sao để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đúng luật?
- NLĐ có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị sa thải từ 2021
- Bồi thường khi gây thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động
- Báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động bị xử phạt như thế nào?