Tôi thử việc tại công ty từ tháng 10/2014 đến đầu tháng 12/2014 thì được nhận làm việc chính thức. Đến đầu tháng 6/2015 thì tôi được nghỉ thai sản cho đến hết tháng 11/2015. Nay tôi muốn nghỉ việc tại công ty vào tháng 5 năm nay (tôi đã thông báo cho công ty trước 45 ngày) thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của tôi được tính như thế nào?
Bài viết liên quan:
- Trợ cấp thôi việc, mất việc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động ?
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục có được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm:
“3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”
Theo đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Thời gian làm việc thực tế bao gồm cả thời gian thử việc và thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trong đó có thời gian nghỉ thai sản.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của bạn bao gồm 2 tháng thử việc (tháng 10/2014 đến đầu tháng 12/2014) và 6 tháng nghỉ thai sản (đầu tháng 6/2015 đến hết tháng 11/2015) vì 2 khoảng thời gian này không được tính đóng bảo hiểm thất nghiệp và cũng chưa được công ty trả trợ cấp thôi việc. Như vậy, tổng thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của bạn là 8 tháng.
Mặt khác, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (12 tháng), trường hợp có tháng lẻ từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng thì được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc, do đó 8 tháng hưởng trợ cấp thôi việc của bạn sẽ được làm tròn thành 1 năm.
Với trường hợp của bạn, bạn có lẻ 8 tháng làm việc thực tế được hưởng trợ cấp thôi việc nên mức hưởng được tính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012 như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Vậy, khi nghỉ việc bạn sẽ nhận được trợ cấp thôi việc bằng nửa tháng tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Các ngành nghề được tiếp tục hoạt động khi thực hiện chỉ thị cách ly toàn xã hội
- Chủ động xin nghỉ việc và tiền thưởng tháng 13 của người lao động
- Thời gian thử việc đối với lao động phổ thông
- Xin nghỉ ốm đau nhưng không báo trước theo nội quy lao động
- Xác định hành vi được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc