Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) gần tám năm, nay muốn xin nghỉ việc. Khi thực hiện chính sách về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), nhà nước có giải quyết trợ cấp thôi việc, mất việc hay không? Nếu không thì tôi được hưởng chính sách gì đối với quá trình làm việc trước đây?
Bài viết liên quan:
- Đồng thời hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp mất việc
- Hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục có được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Kể từ ngày 1-1-2009, chính sách BHXH về thất nghiệp được thi hành và từ ngày 1-1-2010 thì nhà nước chi trả trợ cấp thất nghiệp. Người lao động (NLĐ) có thời gian đóng BHTN 12 tháng sẽ được hưởng chính sách BHTN. Riêng những trường hợp có thời gian làm việc trước ngày 1-1-2009 nghỉ việc mà chưa nhận trợ cấp thôi việc thì được tính thời gian công tác để hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc tùy trường hợp cụ thể. Trong đó:
+ Trợ cấp thôi việc là mức trợ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1,2, 3,5,6,7,9,10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012
+ Trợ cấp mất việc là mức trợ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động có sự thay đổi về cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế hoặc sát nhập, hợp vốn, chia tách doanh nghiệp, không thể giải quyết việc làm mới cho người lao động.
Ngoài ra, từ ngày 01/01/2015( Luật việc làm 2013 có hiệu lực, bãi bỏ những quy định về bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội 2006) thì doanh nghiệp có quy mô dưới 10 người lao động sẽ vẫn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tổng đài tư vấn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Do trong trường hợp này, bạn xin nghỉ việc không phải vì lý do công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ nên bạn không được nhận trợ cấp mất việc làm mà được hưởng trợ cấp thôi việc. Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc được tính theo quy định tại Khoản 2, Điều 48 Bộ luật Lao động 2012:
“2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”
Như vây, tùy vào quy mô doanh nghiệp mà bạn làm việc mà bạn sẽ được hưởng mức trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp khác nhau. Cụ thể:
+ Trường hợp thứ nhất, nếu như công ty của bạn có từ 10 lao trở lên thì loại hình công ty này tham gia bảo hiểm xã hội về thất nghiệp từ năm 2009. Như vậy, bạn sẽ được hưởng 7 năm trợ thất nghiệp và 1 năm hưởng trợ cấp thôi việc.
+ Trường hợp thứ hai, nếu như công ty của bạn có dưới 10 lao động thì loại hình công ty này tham gia bảo hiểm xã hội về thất nghiệp từ năm 2015. Vậy, bạn sẽ được hưởng 1 năm trợ cấp thất nghiệp và 7 năm trợ cấp thôi việc
Về cách tính mức hưởng tham khảo tại bài viết: – Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp,
– Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động chưa làm đủ 12 tháng?
- Người lao động về hưu đúng tuổi có được hưởng trợ cấp thôi việc
- Phép năm có được tăng theo thâm niên làm việc khi chuyển công ty?
- Người lao động nhập ngũ có phải chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Có được giữ giấy tờ của người lao động giúp việc nhà không?