Trường hợp nào người giúp việc gia đình có quyền chấm dứt ngay HĐLĐ?
Xin chào tổng đài, em đang muốn hỏi về vấn đề tôi vừa được anh chị họ hàng giới thiệu cho làm giúp việc gia đình cho người quen ở thành phố Hồ Chí Minh. Vậy có cần ký HĐLĐ bằng văn bản cho rõ ràng không hay chỉ cần thỏa thuận bằng miệng là được? Thời hạn tối đa của HĐLĐ của tôi sẽ được trong bao nhiêu lâu và trường hợp nào tôi sẽ được quyền nghỉ việc luôn mà không cần thông báo với chủ nhà? Xin cảm ươn rất nhiều.
- Năm 2020 lao động giúp việc gia đình có phải đóng BHXH không?
- Báo trước bao nhiêu ngày khi người giúp việc gia đình nghỉ việc do ốm đau?
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, HĐLĐ với người giúp việc gia đình có bắt buộc bằng văn bản?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 180. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.”
Như vậy, theo quy định trên khi có nhu cầu sử dụng người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động đó.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn vừa được anh chị họ hàng giới thiệu cho làm giúp việc gia đình cho người quen ở thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp này bạn sẽ phải ký kết HĐLĐ bằng văn bản mà không được phép thỏa thuận bằng miệng.
Thứ hai, thời hạn của HĐLĐ giúp việc gia đình
Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 180. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn giao kết HĐLĐ thì thời hạn của hợp đồng sẽ do 2 bên thỏa thuận, pháp luật không quy định về thời hạn của hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình.
Thứ ba, trường hợp nào người giúp việc gia đình có quyền chấm dứt ngay HĐLĐ?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 27/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 11. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động;
b) Khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho người sử dụng lao động biết mà chưa được khắc phục;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp bạn giao kết HĐLĐ làm giúp việc gia đình thì bạn sẽ được quyền chấm dứt ngay HĐLĐ mà không cần phải báo trước với chủ nhà nếu thuộc trường hợp sau:
+) Bị NSDLĐ hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động;
+) Khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho NSDLĐ biết mà chưa được khắc phục;
+) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà bạn đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Có thể chấm dứt HĐLĐ với người giúp việc gia đình bị tai nạn lao động không?