19006172

Chuyển nơi khám, chữa bệnh ban đầu lên bệnh viện tuyến tỉnh có được không?

Chuyển nơi khám, chữa bệnh ban đầu lên bệnh viện tuyến tỉnh có được không?

Tôi đang dùng thẻ khám bệnh tại Phòng khám Đa khoa Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội. Nay muốn chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu sang khám chữa bệnh tại Đa Khoa Đức Giang có được không? Nếu được cần những thủ tục nào?



chữa bệnh ban đầu lên bệnh viện tuyến tỉnhTư vấn bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối câu hỏi: Chuyển nơi khám, chữa bệnh ban đầu lên bệnh viện tuyến tỉnh có được không?, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu của bạn là tại Phòng khám Đa khoa Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội (thuộc tuyến quận, huyện) và bạn đang muốn chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu sang bệnh viện Đa khoa Đức Giang (thuộc tuyến tỉnh).

Trường hợp này bạn cần xem có đáp ứng điều kiện về đối tượng được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến tỉnh và bệnh viện Đa khoa Đức Giang còn khả năng tiếp nhận hay không. Bạn có thể tham khảo bài viết: Quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tuyến tỉnh.

Căn cứ Điều 26 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến  trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý”

Như vậy, khi đáp ứng được điều kiện là bệnh viện Đa khoa Đức Giang còn chỉ tiêu và bạn thuộc đối tượng  được đăng ký ở bệnh viện tuyến tỉnh. Khi đó, thời hạn thay đổi sẽ được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu mỗi quý.

Về thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

+) Về hồ sơ: Căn cứ quy định tại Phiếu giao nhận hồ sơ 610/…THE quy định:

Loại hồ sơ: Cấp lại thẻ BHYT do thay đổi mã quyền lợi khám chữa bệnh; thay đổi nơi khám chữa bệnh; thay đổi thông tin in trên thẻ; bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống; đổi thời điểm hưởng đủ 05 năm liên tục; cấp thẻ BHYT cho kỳ trước do thiếu thông tin.

chữa bệnh ban đầu lên bệnh viện tuyến tỉnh

Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

+) Thời gian nộp hồ sơ: Vào tháng đầu mỗi quý (Khoản 3 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH);

+) Nơi nhận hồ sơ: Căn cứ Điểm 3.1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi bạn được cấp thẻ BHYT.

+) Thời hạn giải quyết: Căn cứ điểm 2.2 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: “Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”

Trên đây là bài viết về vấn đề chuyển nơi khám, chữa bệnh ban đầu lên bệnh viện tuyến tỉnh có được không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu khi mất thẻ BHYT?

Quyền lợi BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về chuyển nơi khám, chữa bệnh ban đầu lên bệnh viện tuyến tỉnh có được không; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp

luatannam