Tôi có một chiếc xe ô tô. Vừa rồi, tôi đi trên đường thì bị cảnh sát giao thông xử phạt lỗi về khoảng cách an toàn của xe ô tô. Tôi thấy rất ít người bị xử phạt lỗi liên quan đến khoảng cách an toàn. Vậy, quý công ty có thể cho tôi biết rõ hơn về khoảng cách an toàn giữa các xe? Mức phạt cụ thể khi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe liền trước và không giữa khoảng cách an toàn để xảy ra tai nạn giao thông? Trường hợp tôi chậm nộp phạt khi vi phạm thì bị xử lý thế nào?
Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về khoảng cách an toàn giữa các xe
Căn cứ theo quy định tại Khoản 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định:
“Điều 11. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
1. Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
a) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) |
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
V = 60 |
35 |
60 < V ≤ 80 |
55 |
80 < V ≤ 100 |
70 |
100 < V ≤ 120 |
100 |
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
b) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này.”
Như vậy , theo quy định trênthì tùy vào tốc độ lưu hành của phương tiện giao thông mà khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định khác nhau. Và cần lưu ý trường hợp điều khiển phương tiện chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình, khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông.
Bên cạnh đó, khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại quy định trên.
-->Quy định mới về khoảng cách an toàn
Thứ hai, quy định xử phạt lỗi không giữ khoảng cách an toàn của xe ô tô gây ra va chạm với xe liền trước
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 4 Điều này. Nếu gây ra tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.”
Như vậy, trường hợp không giữa khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe liền trước thì bị xử phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Thứ ba, quy định về việc xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn giao thông
Căn cứ điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường,
không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. ”
Như vậy, với trường hợp này bạn Gây tai nạn do không giữ khoảng cách an toàn sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
-->Phân biệt các lỗi về không giữ khoảng cách an toàn
Luật sư tư vấn về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, về vấn đề chậm nộp phạt giao thông
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về vấn đề nộp phạt chậm như sau:
“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy, có thể thấy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là nộp phạt giao thông chậm. Số tiền nộp phạt = số tiền phạt +(số tiền phạt x 0,05% x số ngày vượt quá).
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Khoảng cách an toàn của xe ô tô; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–>Thủ tục nộp phạt để lấy lại bằng lái xe bị tạm giữ theo quy định