Những tuyến đường hạn chế phương tiện lưu thông ở Hà Nội
Cho tôi hỏi, tuyến đường hạn chế phương tiện tham gia giao thông ở Hà Nội được quy định thế nào? Trường hợp tôi có xe bán tải 580kg thì tôi có được đi vào nội thành Hà Nội ở khu vực quận Long Biên tầm 9h-10h sáng không?
- Xe ưu tiên có bị cấm đi vào đường đặt biển báo hạn chế chiều ngang xe?
- Cách đi vào các tuyến đường hạn chế lưu thông ở Hà Nội
- Vi phạm ở Quảng Bình có nộp phạt ở Quảng Trị được không?
Tư vấn giao thông đường bộ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về tuyến đường hạn chế phương tiện lưu thông ở Hà Nội
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND:
“Điều 4. Đường đô thị hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông
1. Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường: Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao đường 70) – Đường 70 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72) – Đường 72 (đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn – quận Hà Đông) – Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (quận Hà Đông – đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) – Pháp Vân – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự trở vào trung tâm Thành phố;
2. Đoạn tuyến đường đô thị các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:
2.1. Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai), Minh Khai (đoạn từ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ nút Pháp Vân – Cầu Giẽ đến Giải phóng), Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng), Đại lộ Thăng Long – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến Cầu Bươu- quận Hà Đông) – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi – Cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự.
2.2. Đường trên cao đoạn từ nút Mai Dịch đến nút giao Pháp Vân – Lĩnh Nam xe ô tô được phép hoạt động. Cấm người đi bộ và các loại phương tiện khác.
2.3. Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép hoạt động.
2.4. Cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ toàn bộ của xe trên 1,25 tấn hoạt động trong giờ cao điểm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng.”
Như vậy, theo quy định thì hiện nay ở Hà Nội có một số tuyến đường hạn chế phương tiện lưu thông. Ngoài ra để đảm bảo việc lưu thông không bị gặp khó khăn thì các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế trong một số tuyến đường nêu trên.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, về việc cấm tải xe trong nội thành Hà Nội
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND quy định như sau:
“Điều 5. Thời gian hoạt động của các loại phương tiện trong khu vực hạn chế
1. Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn:
Cấm hoạt động trong giờ cao điểm.”
Theo đó, trường hợp bạn có xe bán tải 580kg thì xe của bạn sẽ không được lưu thông trong khu vực hạn chế xe vào giờ cao điểm, cụ thể buổi sáng từ 06 giờ- 08 giờ, buổi chiều từ 16 giờ- 20 giờ. Như vậy, xe bạn vẫn có thể đi vào nội thành Hà Nội ở khu vực quận Long Biên tầm 9h -10h sáng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Ô tô có trọng lượng dưới 2,5 tấn có bị cấm hoạt động trong khu vực hạn chế không?
Quy định về việc ô tô vận tải có trọng lượng từ trên 1,25 tấn hoạt động trong khu vực hạn chế
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp.
- Thi giấy phép lái xe hạng A2 cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Xử phạt xe vượt quá khối lượng toàn bộ 17% và tải trọng trục xe quá 23%
- Xe trên 20 chỗ chở nhân viên đi làm phải gắn phù hiệu xe nội bộ không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được trích sao hồ sơ tai nạn giao thông?
- Thay đổi thông tin công ty được tiếp tục sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải cũ?