Tư vấn trình tự xử lý kỷ luật lao động:
Anh chị luật sư cho em hỏi: Em làm nhân sự của công ty. Hiện nay, sếp em có hỏi em về trình tự xử lý kỷ luật lao động nhân viên quy định thế nào mà em không biết. Mong anh/chị giúp em vấn đề này với ạ.
- Quyền lợi của người lao động bị sa thải trái pháp luật?
- Thủ tục sa thải người lao động tự ý bỏ việc
- Sa thải người lao động đúng pháp luật
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về trình tự xử lý kỷ luật lao động; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP:
“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.
3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản; và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.
Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.
5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động; Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.”
Theo đó, khi người lao động vi phạm nội quy lao động; thì công ty có thể tiến hành xử lý kỷ luật. Trình tự xử lý kỷ luật như sau:
+ NSDLĐ gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn, người lao động; ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
+ Mở cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có đầy đủ các thành phần tham dự.
Công ty đưa ra chứng cứ chứng minh lỗi của NLĐ.
Cho phép NLĐ bào chữa hoặc ủy quyền cho người khác bào chữa.
+ Lập biên bản cuộc họp và thông qua các bên trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có chữ ký của các bên tham gia. Bên nào không ký thì ghi rõ lý do.
+ Nếu vẫn phải xử lý kỷ luật người lao động; thì người đại diện theo pháp luật của công ty ra Quyết định xử lý.
+ Gửi quyết định xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần tham dự phiên họp: BCH công đoàn, người lao động.
Ngoài ra, bạn tham khảo thêm bài viết:
Trường hợp người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Bị sa thải, người lao động có được trả lương những ngày đã làm?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Làm ca 8 tiếng thì thời gian nghỉ ăn có tính vào thời gian làm việc?
- Quy định tính trợ cấp thôi việc cho người lao động như thế nào?
- Tính tiền lương làm ca đêm bao gồm thời gian làm ca và làm thêm của NLĐ
- Người lao động phải làm thủ tục gì để nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch?
- Tự ý điều chuyển người lao động sang làm việc khác với hợp đồng