Quyền sử dụng, định đoạt đối với đất chung của làng
Quyền sử dụng, định đoạt đối với đất chung của làng? Tôi sống tại làng nghề gốm sứ Chu Đậu, tỉnh Hải Dương. Tôi có mảnh đất rộng 150 m2 do bố mẹ tôi sang tên và đang đứng trên vợ chồng tôi. Cạnh nhà tôi làm một cái ao làng, trước đây là nơi cung cấp nước sạch cho cả làng dùng để sinh hoạt nhưng hiện nay ao làng không được sử dụng nữa mà chính quyền địa phương cho gia đình tôi thuê để thả cá. Sau đó xã có bán lại cho bố tôi nhưng chỉ là giấy bán viết tay. Sau này bố tôi mất cũng không còn chứng cứ xác nhận nữa.
Sau này có tập đoàn về đầu tư khôi phục làng nghề nên giám đốc tập đoàn đã mua lại ao làng với giá 100.000.000 đồng và cho lấp cát lại. Mục đích là để làm sân chơi cho trẻ em trong thôn và khi để xe khi có hội đình, chùa và có đoàn tham quan đến. Tuy nhiên sau đó ông giám đốc này chuyển đi nơi khác công tác và đất này mặc nhiên trả lại về thôn sử dụng.
Hiện nay thôn của tôi muốn xây dựng đình làng với chi phí khoảng 6 tỷ đồng và cán bộ thôn muốn bán đất chung này với giá khoảng 350 triệu đồng cho tôi. Nhưng không có bất cứ giấy tờ gì, chỉ là do một nhóm các cụ hưu trí đứng ra bán với sự hậu thuẫn của trưởng thôn và bí thư. Do nằm sát mảnh đất chung của làng này là nơi trung tâm của thôn nên tôi không muốn sử dụng vào mục đích cá nhân muốn để làm sân chơi cho xóm làng. Gia đình tôi không muốn mua nhưng họ ép và cố tình bán cho người khác với mức giá như trên.
Vậy tôi muốn hỏi Luật sư, việc bán trên có đúng không? Nếu họ cố tình bán cho tôi có thể kiện họ được không, trong trường hợp này kiện thì thủ tục như thế nào? Trân trọng cảm ơn!
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về quyền sử dụng, định đoạt đối với đất chung của làng, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp: cái ao là đất chung của làng nên căn cứ theo quy định tại Điều 211 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng
1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”
Như vậy
Tài sản chung của cộng đồng dân cư thuộc tài sản chung của tất cả các thành viên của cộng đồng; các thành viên của cộng đồng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Và tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không thể phân chia.
Đối với trường hợp của bạn: ao làng là đất chung của làng nên tất cả thành viên trong làng nên việc quyết định, định đoạt đối với phần đất chung này phải có sự đồng ý của đất cả thành viên trong làng. Do đó một nhóm các cụ hưu trí cùng với trưởng thôn và bí thư thôn không có quyền bán đất giếng.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Nếu việc nhóm người trên ép bạn mua hoặc ép bán đất cho người khác mà ảnh hưởng tới quyền lợi của gia đình bạn thì bạn có thể làm đơn tố cáo về hành vi trên theo quy định tại Điều 205 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 205. Giải quyết tố cáo về đất đai
1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Quyền sử dụng, định đoạt đối với đất chung của làng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau:
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế theo di chúc
Nghĩa vụ tài chính khi sang tên sổ đỏ được thừa kế
Mọi vướng mắc về vấn đề quyền sử dụng, định đoạt đối với đất chung của làng; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được Tổng đài tư vấn.