Thỏa thuận nộp tiền nhận sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thỏa thuận nộp tiền nhận sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Gia đình tôi có đất do ông bà để lại; đất này có nguồn gốc do đơn vị công tác của ông bà phân cho. Sau khi hóa giá đất, ông bà tôi đã nộp một phần tiền hóa giá đất và sổ đỏ đã chuyển qua kho bạc chờ nộp đủ tiền sẽ nhận sổ. Tuy nhiên ông bà mất sớm, chưa làm ủy quyền cho con nào thực hiện nốt việc nộp tiền và nhận sổ đỏ về.
Ông bà tôi có 06 người con, hiện có 1 người con không nhất trí cho nhận sổ đỏ nên chưa thể tiến hành nộp tiền để nhận sổ. Tôi muốn hỏi 05 người con còn lại đều thống nhất ủy quyền cho 1 người để thực hiện việc nộp tiền nhận sổ và 1 người không đồng ý có được không? Chúng tôi có cách nào tiến hành việc nhận sổ mà không cần chữ ký xác nhận của người không đồng ý kia không?
- Khiếu nại về cấp sổ đỏ sai trình tự thủ tục
- Cấp giấy chứng nhận sau khi giải quyết tranh chấp đất đai
- Tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về khiếu nại về cấp sổ đỏ sai trình tự thủ tục, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp: ông bà bạn mất để lại thửa đất đang nợ tiền hóa giá đất và đang chờ nộp phần tiền còn lại để nhận sổ đỏ về. Do đó quyền sử dụng đất đang nợ tiền hóa giá đất sẽ coi là di sản thừa kế của ông bà bạn theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”.
Và ông bà bạn không có để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định pháp luật tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Như vậy
Trường hợp không có di chúc thì di sản thừa kế được chia theo quy định pháp luật và chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ/chồng của người để lại di sản, bố mẹ của người để lại di sản và các con của người đó.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Trong trường hợp của bạn: ông bà bạn mất không có di chúc thì quyền sử dụng đất nói trên sẽ được chia có các con của ông bà bạn. Do đó tất cả các con của ông bà bạn đều có quyền quyết định đối với phần tài sản và nghĩa vụ liên quan đến tài sản.
Chính vì vậy, việc xác định nghĩa vụ nộp tiền để nhận sổ đỏ cần có sự đồng ý của tất cả các con của ông bà bạn. Nếu một người không đồng ý thì những người khác cũng không thể tự quyết định được với di sản thừa kế đó.
Để bảo đảm quyền lợi của mình, 06 người con của ông bà bạn có thể thỏa thuận trước với nhau để giải quyết về vấn đề thừa kế. Trường hợp không thể giải quyết có thể yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế. Khi đó, Tòa cũng sẽ quy định về nghĩa vụ của từng người thừa kế với số tiền còn lại mà bà bạn đang nợ để hóa giá.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Thỏa thuận nộp tiền nhận sổ đỏ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Tranh chấp đất đai do ông bà để lại
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Bồi thường thế nào khi bị thu hồi đất ở và nhà ở trên đất năm 2023
- Có bị mất quyền thừa kế khi không đồng ý bán nhà để chia không?
- Mức phạt hành vi chậm đăng ký biến động khi mua đất năm 2023
- Phiếu lấy ý kiến số 07/ĐK của thông tư 24/2014/tt-btnmt
- Mua đất nhưng chưa sang tên có được bồi thường khi thu hồi không