Tư vấn về tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
Xin luật sư tư vấn cho tôi về tội che giấu tội phạm theo quy định tại Điều 18 và Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015
Bài viết liên quan:
- Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Cấu thành tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Tư vấn về tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 18 và Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội che giấu tội phạm
“Điều 18. Che giấu tội phạm
- Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
- Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Thứ nhất, chỉ những người nào che giấu tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm
Thứ hai, nếu có hứa hẹn che giấu tội phạm trước thì không phạm tội này, mà sẽ đồng phạm với người phạm tội về tội phạm mà người phạm tội thực hiện với vai trò là người giúp sức.
Thứ ba, điểm mới của điều luật này là đã bổ sung thêm khoản 2 quy định về việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của BLHS.
Về nguyên tắc: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng mà che giấu tội phạm cho nhau thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp tội đã phạm là một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của BLHS thì những người này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Quy định mới này hết sức nhân đạo, thể hiện rõ tính nhân văn, phù hợp truyền thống đạo lý gia đình của người Việt Nam, bởi thông thường những người thân trong gia đình luôn có tình cảm, có tâm lý giấu diếm, bao che hành vi sai phạm của những người ruột thịt, người vợ, người chồng của mình, không muốn người thân của mình phải rơi vào vòng lao lý.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
- Bố mẹ không tố giác con phạm tội giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tư vấn về tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật theo quy định Bộ luật Hình sự
- Ngoại tình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tư vấn về việc phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
- Tư vấn về hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất